Chuyển đến nội dung chính

Trường hợp bắt người khẩn cấp theo quy định của pháp luật được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Trường hợp bắt người khẩn cấp theo quy định của pháp luật

Trường hợp bắt người khẩn cấp theo quy định của pháp luật

Bắt người khẩn cấp là một trong những biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội có khả năng thực hiện hành vi phạm tội. Vậy các trường hợp bắt người khẩn cấp nào mà pháp luật cho phép bắt giữ người khi không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau đây.

Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấpBắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Những trường hợp khẩn cấp được phép giữ người.

Theo quy định tại khoản 1 điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

  • Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
  • Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Những người sau đây có thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 2 điều 110 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, như sau:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấpThẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp

>>>Xem thêm: Quy định về việc bắt người phạm tội quả tang theo quy định.

Lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 110 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải có đầy đủ những nội dung sau đây:

  • Họ tên của người bị giữ
  • Địa chỉ của người bị giữ
  • Lý do bị bắt giữ
  • Căn cứ giữ người theo quy định tại khoản 1 điều này và các nội dung được pháp luật quy định về văn bản tố tụng.

Nội dung của văn bản tố tụng được quy định tại khoản 2 điều 132 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm những nội dung sau đây:

  • Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
  • Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
  • Nội dung của văn bản tố tụng;
  • Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.Lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp

>>>Xem thêm: Trường hợp nào được phép bắt người?

Thủ tục bắt giữ

Thủ tục bắt giữ được quy định tại khoản 2 điều 113 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 được thực hiện như sau:

Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt giữ người, nội dung lệnh bắt giữ người phải có các nội dung theo đúng quy định của pháp luật.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc, giải thích lệnh, quyết định, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt giữ và đồng thời lập biên bản về bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Những vấn đề cần lưu ý:

  • Tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến;
  • Nếu bắt tại nơi làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến.
  • Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
  • Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Thông tin liên hệ Luật sư:

Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc cũng quý khách hàng, để được hỗ trợ nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

Hoặc liên hệ trực tiếp tại:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về Các trường hợp khẩn cấp mà luật cho phép bắt giữ người. Nếu quý khách có nhu cầu gửi tài liệu hoặc có nhu cầu tìm Luật sư hình sự vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hy vọng có thể giúp đỡ về nhiều nhu cầu pháp lý khác nhau. Chúng tôi sẽ kết nối quý khách hàng với những luật sư giỏi nhất một cách nhanh nhất và mọi lúc mọi nơi. Đúng với tôn chỉ “Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả”.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại