Chuyển đến nội dung chính

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào?

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. Hãy cùng Luật sư hình sự thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sựCăn cứ khởi tố vụ án hình sự

>>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân

  • Việc khởi tố vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm.
  • Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015).

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền (Khoản 2 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015).
  • Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

  • Tin báo trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một dạng tin báo giống như của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy nhiên phương thức truyền tải thông tin sẽ bằng các phương tiện có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài truyền hình, đài phát thanh, …
  • Theo Khoản 4 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015 thì tố giác và tin báo về tội phạm có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản và trong trường hợp người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 5 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015.

>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục điều tra xét xử một vụ án hình sự như thế nào

Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

  • Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lí vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
  • Các cơ quan kiến nghị này có thể là Cơ quan thanh tra (theo Luật Thanh tra, Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan Thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra); Kiểm toán Nhà nước (theo Luật Kiểm toán nhà nước) …

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

  • Trong quá trình điều tra thì bên cạnh các cơ quan như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thì cũng có các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm. Như vậy theo quy định tại Khoản 5 Điều 143 Bộ luật TTHS, trong trường hợp thực hiện thực hiện công tác mà trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tội phạm thì có thể khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền.

Người phạm tội tự thú

Người phạm tội tự thúNgười phạm tội tự thú

  • Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện (Điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS).
  • Theo đó, khi người phạm tội đến tự thú thì cơ quan tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát (Khoản 1 Điều 152 Bộ luật TTHS).

Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

  • Bên cạnh các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự tại Điều 143 thì cũng sẽ có các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 Bộ luật TTHS dựa vào các căn cứ như sau:
  • Không có sự việc phạm tội;
  • Hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội phạm đã được đại xá;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sựThẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra

Theo Khoản 1 Điều 153 Bộ luật TTHS thì cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Thẩm quyền khởi tố của viện kiểm sát

Viện kiểm sát sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật TTHS như sau:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

Thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử

Ngoài ra thì Hội đồng xét xử cũng có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm theo Khoản 4 Điều 153 Bộ luật TTHS.

Thẩm quyền khởi tố của một số cơ quan khác

Bên cạnh đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật TTHS.

>>>Xem thêm: Cần làm gì khi bị khởi tố hình sự

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp tại Điều 49 Bộ luật TTHS:

  • Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
  • Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
  • Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Thông tin liên hệ công ty Luật Long Phan PMT

Công ty Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư tranh tụng vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư tranh tụng tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Căn cứ và thẩm quyền được khởi tố vụ án hình sự thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn luật hình sự từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại