Chuyển đến nội dung chính

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức gồm những gì? Nguyên tắc xử lý và các hình thức xử lý kỷ luật công chức được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức

>>> Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự

Nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức

Tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức như sau:

  • Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
  • Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu công chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của công chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
  • Trường hợp công chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
  • Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
  • Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
  • Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
  • Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
  • Trường hợp công chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
  • Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
  • Công chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Các tình tiết tăng nặng trong xử lý kỷ luật công chức

Thực tiễn hiện nay pháp luật không có bất kỳ quy định minh thị nào về các tình tiết tăng nặng áp dụng chung trong xử lý công chức. Trong khi Nghị định 112/2020/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật quy định về Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhưng lại không có một điều khoản riêng biệt quy định về tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức và cả cán bộ, viên chức.

Có thể thấy đây vốn là vấn đề mà khó có thể quy định thành những điều khoản cụ thể. Bởi đối tượng được áp dụng là công chức. Mặt khác, khi xem xét hành vi vi phạm của công chức, cần phải xem xét mọi khía cạnh như nguyên nhân, hậu quả, thái độ của công chức, qua đó chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức mới có thể ra quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cho phù hợp.

Như đã nói ở trên, bởi vì không có một quy định chung nhất về tình tiết tăng nặng trong xử lý kỷ luật công chức. Thế nên, những cơ quan hành chính đã ban hành những văn bản, quyết định riêng có quy định về vấn đề này. Cụ thể như, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2799/QĐ-TCHQ quy định về Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan.

Theo Điều 6 Quyết định này, những tình tiết tăng nặng được xem xét khi xử lý kỷ luật công chức Hải quan gồm:

  • Không tự giác nhận khuyết điểm, che dấu hành vi vi phạm do mình gây ra.
  • Cản trở, cố tình hủy tài liệu, chứng cứ gây khó khăn trong công tác kiểm tra.
  • Vi phạm nhiều lần; tái phạm; thực hiện nhiều hành vi vi phạm; vi phạm có tổ chức.

Ngoài ra, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm cả công chức Quốc phòng. Trong đó, có quy định các tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật đối với công chức Quốc phòng như sau:

  • Vi phạm kỷ luật nhiều lần hoặc tái phạm;
  • Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
  • Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
  • Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.

Nhận thấy các quy định này đã lấp được khoảng trống khi không có một quy định chung về tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật công chức. Tuy nhiên, bởi đây là quyết định của 1 cơ quan tổ chức ban hành để áp dụng cho những chủ thể thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Thế nên, các cơ quan tổ chức khác khi xử lý kỷ luật công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình, không được áp dụng và viện dẫn các quy định trong quyết định này.

Bên cạnh các Quyết định, Thông tư riêng do mỗi cơ quan ban hành, thì có thể xem xét những điều khoản trong Quy định số 102-QĐ/TW do Ban chấp hành Trung Ương ban hành quy định về Xử lý kỷ luật Đảng viên. Như vậy, khi một công chức là Đảng viên có hành vi vi phạm, thì chủ thể có thẩm quyền xử lý sẽ vừa căn cứ vào Quy định số 102-QĐ/TW và Nghị định số 112/2020/NĐ-CP để xử lý kỷ luật. Trong đó, việc kỷ luật Đảng sẽ căn cứ theo Quy định số 102-QĐ/TW, còn kỷ luật hành chính sẽ căn cứ vào Nghị định số 112/2020/NĐ-CP.

Một công chức là Đảng viên khi có vi phạm thì vừa phải chịu xử lý kỷ luật với tư cách là một Đảng viên và vừa phải chịu xử lý kỷ luật với tư cách là một công chức, điều này đã thể hiện rõ tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP khi quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức. Theo đó, tại Điều 4 Quy định 102-QĐ/TW đã ghi nhận về các tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với Đảng viên là công chức có hành vi vi phạm gồm:

  • Đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa.
  • Quanh co, che giấu hoặc không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.
  • Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc người cung cấp chứng cứ vi phạm.
  • Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, lập hồ sơ, chứng cứ giả.
  • Đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm.
  • Vi phạm do lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, thực hiện chính sách xã hội và an ninh, quốc phòng.
  • Vi phạm gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả.
  • Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, bị xử lý kỷ luật nhiều lần.
  • Vi phạm có tổ chức; là người chủ mưu, khởi xướng hành vi vi phạm.
  • Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
  • Ép buộc, hướng dẫn hoặc tạo điều kiện cho người khác tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu.

Như vậy, có thể thấy bởi vì không có quy định chung cho các tình tiết tăng nặng trong xử lý công chức, cho nên chủ thể có thẩm quyền xử lý cần có sự phân hóa cụ thể về tính chất, mức độ, để từ đó quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cho phù hợp. Cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đã quy định khi xử lý kỷ luật công chức. Như tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã quy định công chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật. Theo đó, quy định này vừa là nguyên tắc vừa là trường hợp được xác định là tình tiết tăng nặng.

Các tình tiết tăng nặng trong kỷ luật công chức

Các tình tiết tăng nặng trong kỷ luật công chức

>>> Xem thêm: Xin hưởng án treo vụ án hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức

Bên cạnh các tình tiết tăng nặng khi xử lý kỷ luật công chức là những tình tiết giảm nhẹ. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong xử lý kỷ luật công chức được quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Theo đó, khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

Tương tự như tình tiết tăng nặng, pháp luật cũng không có bất kì điều khoản rõ ràng nào quy định về vấn đề này. Do đó, để lấp đi khoảng trống này, các cơ quan, tổ chức hành chính có thể tự ban hành những quy định áp dụng riêng cho công chức thuộc ngành quản lý của mình. Cụ thể, tương tư như các tình tiết tăng nặng, nghiên cứu Quyết định 2799/QĐ-TCHQ, tại Điều 6 đã quy định về các tình tiết giảm nhẹ được xem xét khi xử lý kỷ luật công chức Hải quan như sau:

  • Người vi phạm đã chủ động báo cáo hành vi vi phạm, tự giác nhận khuyết điểm.
  • Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm; tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
  • Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo.

Cũng cần xác định rõ, các quy định này chỉ áp dụng đối với công chức Hải quan mà không được áp dụng hay viện dẫn khi xử lý kỷ luật đối với công chức thuộc những ngành khác.

Đồng thời, xem xét Thông tư 16/2020/TT-BQP cũng có quy định về các tình tiết giảm nhẹ khi xử lý kỷ luật công chức Quốc phòng:

  • Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
  • Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
  • Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, khi một công chức đồng thời là một Đảng viên, thì ngoài xử lý kỷ luật hành chính theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, còn bị xử lý kỷ luật Đảng. Theo khoản 1 Điều 4 Quy định 102-QĐ/TW, những tình tiết giảm nhẹ khi xử lý kỷ luật Đảng viên là công chức:

  • Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.
  • Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
  • Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
  • Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo với tổ chức.
  • Vi phạm do phải thực hiện chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của cấp trên.

Cùng với đó, khi nghiên cứu khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thông qua “thái độ tiếp thu và sửa chữa”, “việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra” cũng được dùng nhằm xác định các tình tiết được xem là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Về mặt nguyên tắc, khi xử lý kỷ luật công chức, phải bắt buộc xem xét đến những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên, bởi vì không có bất kỳ sự quy định minh thị, rõ ràng nào về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ áp dụng chung khi xử lý kỷ luật công chức. Do đó, việc quyết định áp dụng hình thức kỷ luật nào, phụ thuộc rất lớn từ hành vi vi phạm và quyết định của chủ thể có thẩm quyền xử lý. Do đó, trong quá trình xử lý kỷ luật, chủ thể có thẩm quyền không chỉ căn cứ vào hậu quả của hành vi, mà còn phải xác định các yếu tố liên quan đến nhận thức, động cơ, mục đích, nhân thân, hoàn cảnh xảy ra vi phạm… để định lượng chính xác mức độ nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Các hình thức xử lý kỷ luật công chức

Về các hình thức xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, theo đó;

  • Hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Hạ bậc lương.
  • Buộc thôi việc.
  • Hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Giáng chức.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

Tùy theo mỗi hành vi vi phạm mà công chức đã thực hiện, sẽ có các hình thức phù hợp tương ứng, được quy định từ Điều 8 đến Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài: 63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819 700 748
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn kỷ luật công chức

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn kỷ luật công chức

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tố cáo Đảng viên đúng luật

Trên đây là toàn bộ nội dung về Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 1900.63.63.87 Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả