Chuyển đến nội dung chính

Quy định pháp luật về tự vệ và điều kiện miễn trách nhiệm hình sự khi tự vệ được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Quy định pháp luật về tự vệ và điều kiện miễn trách nhiệm hình sự khi tự vệ

Quy định pháp luật về tự vệ và điều kiện miễn trách nhiệm hình sự khi tự vệ

Tự vệ là một trong các hành vi phản xạ có điều kiện đứng trước một hành vi tấn công từ một người khác, quy định pháp luật hình sự quy định như thế nào về tự vệ trách nhiệm hình sự khi tự vệ khi một người tự vệ, điều kiện để xem một hành vi tự vệ là phòng vệ chính đáng hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hãy cùng Luật sư Long Phan PMT tìm hiểu về vấn đề này.

quy định pháp luật

Quy định pháp luật về tự về và điều kiện miễn trách nhiệm hình sự khi tự vệ

Quyền tự vệ phát sinh khi nào?

Theo pháp luật hình sự quyền tự vệ phát sinh khi và chỉ khi thoả mãn 03 điều kiện sau:

  • Hành vi xâm phạm những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

Trách nhiệm pháp lý khi tự vệ Phòng vệ chính đáng.

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015)

  • Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách  cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
  • Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, vì vậy khi hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự.

thế nào là hành vi phòng vệ chính đáng

Thế nào là hành vi phòng vệ chính đáng

Vượt quá phòng vệ chính đáng.

Căn cứ khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng như sau:

  • Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
  • Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, vì vậy khi tự vệ nhưng vượt quá phòng vệ chính đáng thì người thực hiện phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào Điều 126 và Điều 136 BLHS 2015 hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

  • Đối với Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng Điều 126 BLHS 2015 điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải làm cho nạn nhân chết vì hành vi tự vệ của mình.
  • Đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 136 BLHS 2015 thì điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải gây ra cho người khác tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% từ hành vi tự vệ của mình.

>>>Xem thêm: Phòng vệ khi bị đánh như thế nào là không bị khởi tố hình sự?

Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự khi tự vệ.

Như đã phân tích thì khi tự vệ mà hành vi được xem là vượt quá phòng vệ chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên vẫn được xem xét miễn trách nhiệm khi tự vệ và đồng thời  phải thoả mãn các điều kiện sau:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận;
  • Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015;
  • Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp theo quy định khoản 2, Điều 91 Bộ luật Hình sự và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

vai trò luật sư trong vụ án hình sự

Vai trò Luật sư trong vụ án hình sự

Vai trò luật sư khi tham gia vụ án hình sự

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ thân chủ. Đây là một trong những quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
  • Đóng vai trò là người bảo vệ cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Liên hệ

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài: 63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819 700 748
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định pháp luật về tự về và điều kiện miễn trách nhiệm hình sự khi tự vệ. Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc các vấn đề liên quan đến tư vấn hoặc các vấn đề khác về pháp luật hình sự, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 Luôn sẳn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả