Chuyển đến nội dung chính

Mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như thế nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như thế nào

Mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như thế nào?

Trong các vụ án hình sự, tội phạm do đồng phạm gây ra thường nguy hiểm hơn so với một người thực hiện. Vì vậy, việc xác định mức hình phạt như thế nào đối với trường hợp đồng phạm là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy, mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như thế nào? Sau đây, Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin pháp lý về vấn đề này.

Mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sựMức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự

>>>Xem thêm:Đồng phạm trong vụ án giết người bị xử lí như thế nào?

Căn cứ xác định và phân loại đồng phạm

Về căn cứ xác định. Đồng phạm được quy định cụ thể tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS 2015). Theo khoản 1 Điều này, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Việc xác định đồng phạm dựa vào căn cứ chủ quan và khách quan.

Căn cứ khách quan:

  • Thứ nhất, số lượng người trong vụ án đồng phạm phải từ hai người trở lên. Những người này đều phải có đủ khả năng nhận thức. khả năng điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  • Thứ hai, những người đồng phạm có sự liên kết với nhau về mặt hành vi khi thực hiện cùng một tội phạm. Theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015, mỗi người đồng phạm đều giữ vai trò thực hiện ít nhất một trong bốn loại hành vi sau: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức. Các hành vi này khi được thực hiện bởi nhiều người, nắm giữ nhiều vai trò khác nhau sẽ tạo nên mối liên hệ mật thiết và chặt chẽ giữa các hành vi.
  • Thứ ba, hậu quả gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm cùng gây ra. Người này hỗ trợ cho người kia thực hiện hành vi của mình để cùng thực hiện mục tiêu chung, dẫn đến hành vi của mỗi người trong đồng phạm dù gián tiếp hay trực tiếp đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung.

Căn cứ chủ quan: Yếu tố lỗi là căn cứ quan trọng trong việc xác định đồng phạm. Hậu quả gây ra trong vụ án đồng phạm đều xuất phát từ lỗi cố ý của tất cả những người trong đồng phạm. Tất cả những người này đều nhận thức được hành vi của mình và những người còn lại gây ra có tính nguy hiểm cho xã hội, đồng thời biết trước hậu quả do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

Về phân loại đồng phạm. Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 liệt kê bốn loại người đồng phạm, bao gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

  • Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người này thường có những hành vi như lên kế hoạch để thực hiện tội phạm, phân công trách nhiệm và chi phối hành động của những người đồng phạm khác.
  • Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người này đóng vai trò trung tâm trong việc khiến tội phạm được diễn ra trong thực tế, thông qua việc trực tiếp sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội. Người trực tiếp trực hiện tội phạm gồm có 2 dạng.

Dạng thứ nhất, người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP), tức là trực tiếp sử dụng, phương tiện phạm tội để thực hiện hành vi. Trong trường hợp mỗi người thực hành thực hiện một phần thì hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP.

Dạng thứ hai, người thực hành là người cố tình tác động đến người khác (người không đủ điều kiện chủ thể) để thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trường hợp này người bị tác động tuy là người thực hiện hành vi nhưng bản chất họ là phương tiện phạm tội mà người tác động đã sử dụng nhằm đạt được mục đích.

  • Người xúi giục: là người có kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục tuy không trực tiếp gây ra tội phạm nhưng đã thực hiện ý định phạm tội của mình bằng cách tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Vì vậy người này có vai trò tác động rất lớn, là nguyên nhân trực tiếp để người thực hành quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi người thực hành (dạng thứ 2) nhắm đến kết quả là hậu quả hoàn thành của tội phạm, thì kết quả mà người xúi giục mong muốn đạt được là quyết định thực hiện tội phạm của người thực hành, đây là đặc điểm phân biệt giữa hai loại đồng phạm này.
  • Người giúp sức: là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Giúp sức về vật chất thể hiện trong việc cung cấp tiền bạc, công cụ, phương tiện, khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm. Giúp sức về tinh thần là các trường hợp đóng góp ý kiến, cung cấp tình hình, hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, tang vật, dấu vết tội phạm,..

Hành vi giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế nhất, có vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm chứ không nhằm quyết định đến việc thực hiện tội phạm. Xét về vai trò, người giúp sức có thể rơi vào trường hợp giúp sức tích cực hoặc không tích cực. Người giúp sức không tích cực, hay còn gọi là người có vai trò không đáng kể trong việc thực hiện tội phạm, có hành vi rất đơn giản, tính chất nguy hiểm cho xã hội thấp, thông thường không trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại vật chất của tội phạm. Việc xác định chính xác vai trò của người giúp sức có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm cũng như mức hình phạt.

Có thể thấy, việc xác định thuộc loại đồng phạm nào sẽ phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, là cơ sở để quy trách nhiệm và xác định mức hình phạt cho từng đối tượng.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của đồng phạm Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung

Tội phạm trong vụ án đồng phạm được thực hiện dựa trên sự hợp tác chung của tất cả những người cùng tham gia. Vì vậy, những người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, cụ thể như sau:

  • Đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật đó quy định.
  • Đều bị áp dụng những nguyên tắc chung về truy cứu TNHS, quyết định hình phạt, về thời hiệu đối với loại tội phạm mà họ đã thực hiện.
  • Đều phải chịu những tình tiết tăng nặng của vụ án (căn cứ Điều 52 BLHS 2015) nếu những người đồng phạm cùng biết trước.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

>>>Xem thêm: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vụ án hình sự có đồng phạm

Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập

Theo Điều 58 BLHS 2015, TNHS đối với từng người đồng phạm còn phụ thuộc vào mức độ tham gia, hành vi độc lập, và tính chất của hành vi của cá nhân đó. Người đồng phạm này không phải chịu TNHS về sự vượt quá của người đồng phạm khác. Mặt khác, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS cũng sẽ được áp dụng riêng đối với từng người đồng phạm. TNHS độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ: mức độ nguy hiểm trong hành vi phạm tội của từng người trong đồng phạm đến đâu thì họ phải chịu trách nhiệm đến đó.

  • Đối với đồng phạm là người tổ chức:

Pháp luật hình sự quy định người tổ chức có TNHS cao nhất trong những người tham gia đồng phạm bởi hành vi của người này được xem là có tính nguy hiểm nhất. Người này phải chịu TNHS theo nguyên tắc xử lý tại điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS 2015, theo đó, phải “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm.

  • Đối với đồng phạm là người thực hành

Không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện theo đúng kế hoạch đồng phạm vạch ra mà có thể tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hoặc thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra. Vì vậy, gắn với vai trò của mình, người thực hành luôn phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm..

Trong trường hợp tự ý chấm dứt hành vi phạm tội, người thực hành được miễn TNHS về tội định phạm hoặc phải chịu TNHS về tội khác nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác theo Điều 16 BLHS 2015. Mặt khác, nếu trong một vụ án có nhiều người thực hành mà không phải tất cả đều tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS 2015 nếu họ chưa làm điều gì có thể đóng góp cho những người thực hành khác tiếp tục thực hiện tội phạm.

Trong trường hợp người thực hành thực hiện hành vi vượt quá, họ phải chịu TNHS cho hậu quả mà hành vi vượt quá của mình gây ra, còn những người đồng phạm khác không phải chịu về việc “vượt quá” đó theo khoản 4 Điều 16 BLHS 2015.

  • Đối với đồng phạm là người xúi giục

Thông thường, hành vi của người xúi giục có tính chất nguy hiểm ít hơn so với hành vi của người tổ chức, vì vậy mà loại người đồng phạm này thường chịu mức TNHS nhẹ hơn người tổ chức. Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người xúi giục cũng sẽ được miễn TNHS với điều kiện người xúi giục phải có hành động tích cực ngăn chặn không để tội phạm xảy ra hoặc không để tội phạm chung hoàn thành. Trong trường hợp đã có hành vi tích cực kiềm chế, ngăn chặn mà tội phạm vẫn xảy ra, người xúi giục có thể được xem xét, cân nhắc để giảm nhẹ TNHS.

  • Đối với đồng phạm là người giúp sức

Người giúp sức có vai trò hạn chế hơn các đồng phạm khác trong việc thực hiện tội phạm, vì vậy người này thường chịu TNHS nhẹ hơn. Cũng như các loại đồng phạm khác, khi tự ý chấm dứt việc phạm tội, người xúi giục cũng sẽ được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS 2015. Tuy nhiên, việc chấm dứt này phải chấm dứt việc tạo ra những điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Nếu sự giúp sức của họ đang được người đồng phạm còn lại sử dụng thì phải có hành động tích cực để ngăn chặn việc tội phạm diễn ra. Người giúp sức có vai trò không đáng kể và là người phạm tội lần đầu cũng sẽ chịu TNHS nhẹ nhất so vói các đồng phạm, nguyên tấc này thể hiện cụ thể trong việc xác định hình phạt ở khoản 4 Điều 54 BLHS 2015.

Xác định mức hình phạt đối với đồng phạm Mức hình phạt được quyết định dựa trên quy định chung

Thứ nhất, mức phạt của đồng phạm phải được xác định theo căn cứ tại khoản 1 Điều 50 BLHS 2015. Theo đó, Toà án phải căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS khi quyết định hình phạt.

  • Căn cứ vào quy định của BLHS: BLHS bao gồm hai phần: (1) Phần Những quy định chung và (2) Phần Các tội phạm. Khi xét mức phạt của đồng phạm phải dựa trên các quy định ở cả hai phần này. Tội phạm chung của những người đồng phạm được quy định tại điều luật nào của Phần Các tội phạm thì mức hình phạt sẽ được quyết định trong phạm vi khung chế tài của điều luật đó quy định.
  • Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm: Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Toà án khi định tội sẽ phải quyết định hình phạt nằm trong khung hình phạt mà tội đó quy định. Căn cứ này được xét dựa trên mức độ lỗi; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; phương tiện công cụ; khách thể mà tội phạm xâm hại;…
  • Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 51 và Điều 52 BLHS 2015. Tình tiết giảm nhẹ thể hiện sự ngăn chặn, hạn chế tác hại của người phạm tội. Trong khí đó, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật này, chủ yểu thể hiện hành vi làm gia tăng mức độ nguy hiểm của người phạm tội.
  • Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội: Những đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội, phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục cũng như hoàn cảnh đặc biệt, tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội (khoản 2 Điều 50 BLHS 2015). Tòa án phải xem xét đến những khi quyết định hình phạt. Chẳng hạn, người phạm tội bị hạn chế về khả năng nhận thức, phạm tội lần đầu hay bị cáo đang nuôi con nhỏ, …

Ngoài ra, khoản 2 Điều 50 BLHS 2015 cũng quy định thêm, trong trường hợp áp dụng hình phạt tiền, Toà án còn phải căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội bên cạnh những căn cứ tại khoản 1 nói trên.

>>>Xem thêm: Những tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự.

Mức hình phạt theo quy định bổ sung

Bên cạnh việc xác định mức phạt theo quy định chung, khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án còn phải xác định dựa trên các căn cứ quy định riêng đối với đồng phạm tại Điều 58 BLHS 2015.

  • Thứ nhất, xét tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của tội phạm.
  • Thứ hai, khi xem xét hình phạt đối với từng người đồng phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào sẽ chỉ áp dụng riêng đối với người đó.

Dựa trên những căn cứ trên, mức hình phạt của đồng phạm là không giống nhau. Những người trong đồng phạm chịu cùng một tội nhưng mức hình phạt của mỗi người còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, có một số quy định đáng lưu ý sau:

  • Đối với trường hợp người xúi giục thực hiện việc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội

Trong trường hợp này, khi xác định mức hình phạt sẽ phải xét thêm tình tiết tăng nặng TNHS theo điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS 2015. Tình tiết tăng nặng này sẽ làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng cho người xúi giục trong giới hạn khung hình phạt của tội phạm chung mà đồng phạm thực hiện.

  • Đối với người đồng phạm là người giúp sức

Khoản 2 Điều 54 BLHS 2015 là một điều khoản được dành riêng khi xem xét mức hình phạt cho người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Tuy nhiên, điều kiện này chỉ được áp dụng đối với người giúp sức trong vụ án đồng phạm, thỏa mãn yêu cầu (1) lần đầu phạm tội thực hiện (nhân thân); (2) là người giúp sức có vai trò không đáng kể (vai trò, mức độ).

Chẳng hạn, trong vụ án đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, khung hình phạt được áp dụng chung là khoản 3 Điều 173 BLHS 2015. Nếu anh A mới lần đầu phạm tội, Tòa án xét thấy anh là người giúp sức và có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm thì riêng anh A có thể được áp dụng hình phạt nhẹ hơn tại khoản 1, khoản 2 Điều 173 BLHS 2015, tức là dưới cả mức thấp nhất trong khung (07 năm) và có thể không nằm trong khung hình phạt nhẹ hơn liền kề (khoản 1).

Quy định này thể hiện sự khoan hồng của pháp luật hình sự Việt Nam khi cho người phạm tội là người giúp sức không tích cực được hưởng mức hình phạt nhẹ nhất, thấp hơn nhiều so với những loại người đồng phạm khác. Trong các trường hợp khác, người giúp sức không thỏa điều kiện áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS 2015, mức hình phạt sẽ được xem xét dựa trên những yếu tố đã đề cập trên và không được hưởng sự khoan hồng theo quy định trên.

Mức hình phạt theo quy định bổ sungMức hình phạt theo quy định bổ sung

Liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự Long Phan PMT

Để được tư vấn về mức hình phạt đối với đồng phạm cho trường hợp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư Long Phan PMT theo các thông tin sau:

Hỗ trợ tư vấn trực tiếp:

  • Tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM.
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM.

Hỗ trợ tư vấn trực tuyến:

  • Tư vấn qua EMAIL: Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết, cụ thể bằng văn bản qua email vui lòng gửi mail trình bày vấn đề kèm các tài liệu liên quan đến pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn để đội ngũ luật sư tiếp nhận và tư vấn nhanh chóng.
  • Tư vấn qua ĐIỆN THOẠI: Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 63.63.87 để trình bày nội dung cần tư vấn, đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn tư vấn với Luật sư.
  • Tư vấn qua ZALO: Quý khách hàng vui lòng kết nối Zalo theo số điện thoại 0819 700 748 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết từ Luật sư.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về cách xác định mức hình phạt cho đồng phạm trong vụ án hình sự. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HÌNH SỰ. Xin cảm ơn!

Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả