Chuyển đến nội dung chính

Căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi

Căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi

Hiện nay, một số đối tượng vì mục đích vụ lợi đã và đang thực hiện các hành vi tráo đổi trẻ sơ sinh tại các bệnh viện. Các hành vi này là các hành vi vi phạm đạo đức và gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề trên đến quý bạn đọc. 

Tráo trẻ sơ sinh sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nàoTráo trẻ sơ sinh sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ xác định hành vi đánh tráo người dưới 1 tuổi vì mục đích vụ lợi

Hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh có thể hiểu là việc dùng đứa trẻ sơ sinh này đánh tráo với một đứa trẻ sơ sinh khác  một cách lén lút. Việc đánh tráo với mục đích có thể là đánh tráo con của người này lấy con của người kia, hoặc đánh tráo đứa trẻ dị tật lấy đứa trẻ lành lặn, đánh tráo bé trai lấy bé gái hoặc ngược lại.

Mục đích vụ lợi có thể hiểu là việc vì một hay nhiều lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà một người đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tráo đổi trẻ sơ sinh.

Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện với mục đích vụ lợi sẽ cấu thành Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi là tội có cấu thành tội phạm hình thức. Mà cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Như vậy, bất cứ người nào chỉ cần thực hiện hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh đều phạm tội này không kể đến việc có thực hiện thành công việc tráo trẻ sơ sinh không.

Thêm vào đó, hành vi đánh tráo trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự kể cả trong trường hợp chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Mặt khách quan của tội đánh tráo người dưới 1 tuổi:

Đánh tráo trẻ sơ sinh là hành vi dùng trẻ sơ sinh này để đổi lấy một đứa trẻ khác theo ý muốn của mình. Việc đánh tráo này thường xảy ra trong các nhà hộ sinh, bệnh viện khi đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại.

Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong Bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện.

Mặt chủ quan của tội đánh tráo người dưới 1 tuổi:

Người phạm tội này phải nhận thức được hành vi của mình là hành vi đánh tráo trẻ em thì mới là hành vi phạm tội.

Nếu người phạm tội không đủ nhận thức được hành vi của mình là hành vi đánh tráo thì không phải là tội phạm.

Như vậy, tội đánh tráo người dưới 1 tuổi là hành vi của người do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý.

Tráo đổi người dưới 1 tuổi là tội phạm có cấu thành hình thứcTráo đổi người dưới 1 tuổi là tội phạm có cấu thành hình thức

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em

Tráo trẻ sơ sinh vì mục đích vụ lợi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Khung hình phạt đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản cho tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 152 BLHS.

Tại khoản 2 điều này thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng, trong trường hợp người phạm tội thuộc các trường hợp dưới đây thì sẽ chịu mức án phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
  • Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên.

Theo khoản 3 cũng thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng, nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh hình phạt tù, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với các hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của BLHS.

Trách nhiệm hình sự khi đánh tráo trẻ sơ sinhTrách nhiệm hình sự khi đánh tráo trẻ sơ sinh

>> Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự

Trách nhiệm dân sự khác

Nếu hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi có gây ra các thiệt hại thì bên cạnh trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Cụ thể, tổn thất thực tế về sức khỏe, tinh thần xảy ra cho đứa trẻ sơ sinh và người thân phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo khoản 2 điều 590 Bộ luật dân sự 2015, người phạm tội có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp với trẻ sơ sinh bị xâm phạm sức khỏe, bồi thường chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng phục hồi lại sức khỏe cho đứa trẻ bị tráo đổi.

Liên hệ luật sư

Để được tìm hiểu một cách chi tiết về Căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63 hoặc:

Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:

  • Trụ sở chính Quận 3:Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh:277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Căn cứ xử lý hình sự hành vi tráo trẻ sơ sinh trong bệnh viện vì mục đích vụ lợi. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HÌNH SỰ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Mô tả: hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh tại bệnh viện, với mục đích vụ lợi, trách nhiệm hình sự, căn cứ xử lý hình sự người phạm tội đánh tráo người dưới 1 tuổi



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả