Chuyển đến nội dung chính

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn chính đáng và tình thế cấp thiết trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn chính đáng và tình thế cấp thiết trong vụ án hình sự

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn chính đáng và tình thế cấp thiết trong vụ án hình sự

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn chính đáng và tình thế cấp thiết trong vụ án hình sự đang được rất nhiều quý bạn đọc quan tâm. Sau đây công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của quý bạn đọc qua bài viết sau:

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn chính đáng

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn chính đáng

>>>Xem thêm:Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Vượt quá giới hạn chính đáng

Theo khoản 2, Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thứ 1: Đây là trường hợp người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.

Thứ 2: Để xác định sự chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, sự không tương xứng cần dựa vào những căn cứ:

  • Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại;
  • Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra;
  • Sức mãnh liệt của hành vi tấn công;
  • Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện mà kẻ tấn công sử dụng;
  • Khả năng phòng vệ của người phòng vệ…
  • Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

>>>Xem thêm:Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý như thế nào ?

Tình thế cấp thiết

Theo khoản 1, Điều 23, Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

  • Thứ nhất: Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc

Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật, …

Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết

  • Thứ hai: Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế

Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữ sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữ sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra.

  • Thứ ba: Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất

Ngoài lựa chọn là gây thiệt hại khi có tình thế cấp thiết xảy ra thì không còn cách nào khác để có thể ngăn chặn, hạn chế, bảo vệ được lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà nước khi sự việc xảy ra. Đây vừa là lựa chọn và sự đánh giá của bản thân dựa trên bối cảnh xảy ra, cùng với sự am hiểu quy định của pháp luật để áp dụng một cách chính xác, hợp pháp, hợp hiến. Hành vi thực hiện dưới một mức độ vừa đủ không kéo theo trách nhiệm của bản thân khi thực hiện hành vi này. Yêu cầu đặt ra là người thực hiện phải có phán đoán chính xác, nhanh nhạy, ….

Khi đánh giá một hành vi gây thiệt hại  có thuộc trường hợp trong tình thế cấp thiết hay không và phương pháp mà người có hành vi sử dụng có phải là phương pháp duy nhất hay không, phải căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc, đánh giá một cách khách quan toàn diện, khi đã kết luận phương pháp mà có hành vi gây thiệt hại là phương pháp duy nhất thì hành vi gây thiệt hại của họ là trong tình thế cấp thiết

  • Thứ tư: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

Thiệt hại do người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản và người bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là một người khác. Về nguyên tắc luật hình sự nước ta không thừa nhận thiệt hại về tính mạng trong tình thế cần thiết

Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp  thiết phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Khi đánh giá so sánh giữa hai loại thiệt hại này cần phải xem xét một cách khách quan, toàn diện. Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được khuyến khích và pháp luật bảo vệ

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá tình thế cấp thiết

Các yếu tố xác định tình tiết vượt quá tình thế cấp thiết

>>>Xem thêm:Những tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự

Trách nhiệm hình sự đối với vượt quá giới hạn chính đáng và tình thế cấp thiết

  • Trách nhiệm hình sự đối với vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

Người phòng vệ trong những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có lỗi đối với việc vượt quá của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự không như những trường hợp bình thường. Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã coi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Mức độ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác. Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể xử lý bằng các hình thức như:

Phạt tiền

Cải tạo không giam giữ

Phạt tù

  • Trách nhiệm hình sự đối với tình thế cấp thiết

Theo khoản 1, Điều 23, Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định thì hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đủ hoặc có thể đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng có những “căn cứ” làm cho hành vi gây thiệt hại có tính hợp pháp, không còn tính trái pháp luật hình sự nên không coi là tội phạm

Thông tin liên hệ luật sư

Để giải đáp các vấn đề pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Các quý bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

  • Website : luatlongphan.vn
  • Email      : pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline : 1900.63.63.87
  • Fanpage : LUẬT LONG PHAN
  • Zalo      : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:

Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí          Minh.

Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn xác định các yếu tố xác định tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tình tiết cấp thiết . Nếu quý bạn đọc có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư của chúng tôi để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ một cách nhanh chóng và kịp thời.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn có thể không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả