Chuyển đến nội dung chính

Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người

Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người

Dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến nền kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thiếu ý thức chấp hành pháp luật làm tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có điều khoản quy định về tội danh Các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nguy hiểm cho con người tại Điều 240. Hôm nay hãy cùng Luật Long Phan PMT làm rõ các yếu tố cấu thành tội danh này.

làm lây lan dịch bênh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người

Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người

Các yếu tố cấu thành tội danh

Tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người gồm có 04 yếu tố cấu thành tội danh: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu nào?

Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Đây là tội phạm có CẤU THÀNH VẬT CHẤT. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nói trên ĐÃ GÂY RA HẬU QUẢ làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì chưa bị coi là tội phạm nhưng có thể bị xử lý hành chính.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vẫn thực hiện. Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi “Cho phép đưa ra hoặc cho phép đưa vào Việt Nam…” thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt, chấp thuận, cho phép đưa ra khỏi vùng dịch, cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật nhưng những động vật, thực vật hoặc sản phẩm này bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.

Khách thể của tội phạm

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của con người cũng như cho môi trường sinh thái.

quy định của pháp luật đối với tội danh

Quy định của pháp luật đối với tội danh

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với tội danh này

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội mà người phạm tội sẽ có các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự khác nhau.

Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có quy định cụ thể về 22 tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 như:

  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cả…

Tại Điều 51 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng có quy định về 15 tình tiết tăng nặng TNHS như:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm…

>>>Xem thêm: Những tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự

>>>Xem thêm: Những tình tiết nào được coi là làm nặng tội trong vụ án hình sự

hình phạt

Hình phạt

Chế tài đối với tội danh này

Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định 03 khung hình phạt như sau

  • Khung 1 quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1 của Điều luật.
  • Khung 2 quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 2 của Điều luật.
  • Khung 3 quy định phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 3 của Điều luật.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài các hình phạt chính đã nêu ở trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một số quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Quy định trong BLHS năm 2015 đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống truyền nhiễm:

  • Hành vi đưa thông tin không đúng tình hình dịch bệnh trên mạng Internet có thể bị truy tố theo Điều 288 của BLHS năm 2015 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
  • Hành vi đầu cơ để thu lợi bất chính đối với mặt hàng liên quan thiết yếu trong việc phòng, chống dịch bệnh như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn,… trong  việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm có thể bị truy tố theo Điều 196 BLHS năm 2015 về Tội đầu cơ.

Ngoài ra Quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Luật số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007)  phân loại bệnh truyền nhiễm gồm có 03 nhóm:

  • Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
  • Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
  • Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh

Quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì những hành vi bị nghiêm cấm gồm: “1.Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm… 7.Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

xử lí khi làm lây lan dịch bênh

Xử lí khi làm lây lan dịch bệnh

Làm lây lan dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của nCoV là bệnh truyền nhiễm nhóm A, tức là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao.

Các chế tài hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ.

>>>Xem thêm: Cố tình khai báo y tế không trung thực bị xử phạt như thế nào?

Về xử lí hành chính:

Văn bản số 925/STP-PBGDPL ngày 03/4/2020 của Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội cũng có quy định đối với những hành vi vi phạm liên quan tới COVID-19 như sau:

  • Người không đeo khẩu trang bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng.
  • Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng quy định tại nơi công cộng thì bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tối đa đến 7.000.000 đồng.
  • Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng.
  • ….

>>>Xem thêm: Mức xử phạt cụ thể với những vi phạm liên quan đến covid-19

Về xử lý hình sự:

Các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Việc xử lý hình sự được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 về việc hướng dẫn xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

>>>Xem thêm: Trốn khỏi khu cách li có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Vi phạm phòng chống bệnh Covid-19

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về các yếu tố cấu thành tội danh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho con người. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại