Chuyển đến nội dung chính

Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, hiện nay các thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, chúng ta là những miếng mồi béo bở và dễ dàng trở thành nạn nhân của tội phạm. Vậy khi không may bị lừa đảo chiếm đoạt tiền ta cần làm gì để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân? Sau đây Luật sư hình sự sẽ hướng dẫn bạn thủ tục tố giác hình sự trong bài viết dưới đây.

thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

>>>Xem thêm: Khi nào bị xử lý về không tố giác tội phạm?

Người lừa đảo chiếm đoạt tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người khác là một trong những hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người có hành vi lừa đảo đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài việc phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì một trong những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các điều kiện:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chiếm đoạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền Hình thức tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

Cá nhân có thể tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng những hình thức sau đây:

  • Bằng miệng (trực tiếp đến tố giác hoặc báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền);
  • Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền)

Khi tố giác về tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.

nộp đơn tố giác hình sự ở đâu?

Nộp đơn tố giác hình sự ở đâu?

>>>Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể có thẩm quyền tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tố giác tội phạm là việc một người trình báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phát hiện một người (hoặc một nhóm người) đang, đã hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy, tố giác tội phạm là trách nhiệm của mỗi công dân.

Thẩm quyền giải quyết tố giác

Theo Quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06 / 2013 /TTLT-BCA- BQP-BTC- BNN & PTNT-VKSNDTC quy định về thẩm quyền giải quyết tố giác:

  • Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;
  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
  • Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình thì tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đó.

Để được giải quyết được nhanh chóng thì bạn nên tố giác hành vi này đến Cơ quan điều tra công an cấp huyện và cấp tỉnh nơi hành vi lừa đảo được thực hiện.

hình thức tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

Hình thức tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền

>>>Xem thêm: Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo dõi kết quả giải quyết tố giác

03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cá nhân tố giác có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.

Khi hết thời hạn giải quyết tố giác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân tố giác có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác.

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ vui lòng liên hệ trực tiếp qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả