Chuyển đến nội dung chính

Vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu hình sự không được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu hình sự không

Vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu hình sự không?

Vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu hình sự không? Trong tình hình dịch bệnh căn thẳng như hiện nay, việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch không đúng, vi phạm các quy định thì cần có một hình phạt thích đáng và răn đe cho mọi người thực hiện đúng theo quy định. Sau đây, Luật Long Phan xin cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu hình sự không?

Vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu hình sự không?

Quy định về xử phạt khi vi phạm quy định về phòng chống dịch Đối với cá nhân

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/09/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế  thì đối  với các vi phạm về quy định phòng chống dịch thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt về hành chính như: Phạt cảnh cáo, phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác. Ngoài ra, còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế,…

Đối với tổ chức

Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra, còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả và biện pháp phạt bổ sung khác.

Quy định về xử phạt khi vi phạm quy định về phòng chống dịch

Quy định về xử phạt khi vi phạm quy định về phòng chống dịch

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy định về phòng chống dịch.

Sau đây là một số hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như:

  • Hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 Xử lý hình sự: Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép: Trường hợp : Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

Trường hợp Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.

>>>Xem thêm: Tạm Thời Nghỉ Việc Do Dịch Bệnh Corona Có Phải Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không ?

Các vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 của cá nhân và mức phạt

  • Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19: Mức phạt: Cánh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đ được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định: tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh Covid-19: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

>>>Xem thêm: Có Được Chậm Đóng Tiền Thuê Nhà Do Dịch Bệnh Covid-19?

Các vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 của pháp nhân và mức phạt

  • Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19: Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh Covid-19 với mức phạt: Phạt tiền 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: Phạt tiền 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Các vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 của pháp nhân và mức phạt

Các vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 của pháp nhân và mức phạt

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Trả Lương Cho Người Lao Động Trong Thời Gian Dịch Bệnh Covid

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến các việc vi phạm quy định về phòng chống dịch có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả