Chuyển đến nội dung chính

Khi nào bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khi nào bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng

Khi nào bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng?

Hiện nay, với tình hình dịch bệnh covid-19 diễn ra phức tạp, các tội phạm xâm phạm an ninh trật tự công cộng ngày càng gia tăng. Để đảm bảo mình không xâm phạm trật tự công cộng chúng ta cần nắm bắt rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy khi nào bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

khởi tố hành vi gây rối trật tự

Khởi tố về hành vi gây rối trật tự công cộng

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng theo đó người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người: như quảng trường, công viên, đường phố,…

>>>Xem thêm:

Gây rối trật tự phiên tòa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cấu thành tội phạm được thể hiện như thế nào ?

tụ tập

Tụ tập cũng được xem là một yếu tố cấu thành tội phạm

>>>Xem thêm:

Đánh nhau ở quán nhậu có bị khởi tố tội gây rối trật tự công cộng không?

Theo quy định của Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Tội gây rối trật tự công cộng có yếu tố cấu thành tội danh như sau:

Mặt khách quan

Về hành vi:

  • Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ, hành động thể hiện thái độ coi thường trật tự công cộng, ví dụ như: La hét làm huyên náo nơi công cộng,; hành hung người khác, càn rỡ xúc phạm đến nhiều người ở nơi công cộng; đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng như tượng đài, công trình văn hóa,…
  • Hành vi được thực hiện phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Nếu người nào thực hiện hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành tội danh của một tội khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ thực hiện và không truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng

Về Hậu quả

  • Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hậu quả có thể là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
  • Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt khách thể

Hành vi gây rối trật tự xâm phạm đến tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi đông người; vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh và bình thường của những người khác ở nơi công cộng. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đối với việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình phát triển đất nước.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối với lỗi: Cố ý

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Chế tài đối với tội danh gây rối trật tự công cộng

gây rối trật tự   

         Gây rối trật tự nơi đông người

>>>Xem thêm:

 Gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo hay không?

Theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 chế tài với tội danh này cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  • Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;
  • Người đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau
  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết những rủi ro liên quan đến gây rối trật tự công cộng. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc cần sự giúp đỡ của Luật sư hình sự, hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả