Chuyển đến nội dung chính

Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xem bói là một hoạt động diễn ra rất phổ biến tại các địa bàn địa phương Việt Nam. Vậy xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trong trường hợp nào xem bói sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vấn đề xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về mê tín, dị đoan được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Xem bói có bản chất giúp con người hướng thiện, sống lạc quan hơn

Xem bói có bản chất giúp con người hướng thiện, sống lạc quan hơn

Xem bói là gì?

Xem bói là một hình thức khá phổ biến tại Việt Nam. Về bản chất, xem bói là hành động có thể giúp con người biết trước số mệnh của mình, biết trước tương lai. Theo đó, mọi sự trên đời đều đã được sắp đặt trước, tất cả đều là kết quả của duyên số hợp thành. Hoạt động xem bói xuất phát ban đầu với mục đích hướng con người đến lối sống thiện, tích cực để cuộc sống sau này được an vui, hạnh phúc.

Những người có khả năng xem bói là những người được xem là có lộc của Thánh thần hoặc một thế lực tâm linh nào đó. Họ có khả năng dự đoán tương lai, số mệnh của một con người dựa vào đặc điểm tướng mặt, ngày sinh, đường chỉ tay… Những khả năng kỳ lạ này đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, ở Việt Nam có một số hành vi xem bói được xem là tiêu cực, mê tín bị pháp luật cấm.

Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Thực tế, đi xem bói có vi phạm pháp luật không? Ở nhiều địa phương hiện nay vẫn diễn ra hoạt động xem bói nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, những hoạt động này thường nhằm mục đích là hướng con người đến lối sống thiện, không gây hậu quả xấu và không nhằm mục đích trục lợi, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự nên không bị xử lý.

Chính vì vậy, những hành vi lợi dụng bói toán nhằm trục lợi bất chính. tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ bị xử lý theo từng hình thức cụ thể. Quy định này đã được thể hiện rất rõ tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

“Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.”

Xem bói là hoạt động diễn ra thường xuyên ở các đại phương

Xem bói là hoạt động diễn ra thường xuyên ở các địa phương

Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành động trục lợi , thực hiện các hành vi để kiếm lợi cá nhân như sau:

Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác.

Và trong trường hợp người gây hậu quả nghiêm trọng từ hành động lợi dụng mê tín, dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Để cấu thành tội danh được quy định trong BLHS 2015, người phạm tội phải có những dấu hiệu pháp lý sau đây:

  • Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự – an toàn xã hội.
  • Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm được thể hiện ở hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Người phạm tội sử dụng bói toán và các hình thức mê tín, dị đoan đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vi phạm.

Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan ở bất kỳ hình thức nào gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh hoặc trật tự công cộng, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

>> Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự

Những hình thức xử phạt đổi với hành vi xem bói trái pháp luật Xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính đối với người phạm tội được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sẩm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nếu gây mất trật tự công cộng tại các lễ hội:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, trụ sở cơ quan, tổ chức khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác.”

Xem bói là trái pháp luật có thể bị đối xử phạt hành chính

Xem bói trái pháp luật có thể bị xử phạt hành chính

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 320 BLHS 2015 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình nếu gây hậu quả nghiêm trọng:

  1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.00.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  3. a) Làm chết người;
  4. b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
  5. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mê tín, dị đoan. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hoặc tư vấn, mời quý khách liên hệ Luật sư Luật Hình sự của Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline 1900.63.63.87. Cảm ơn quý khách!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả