Chuyển đến nội dung chính

Bắt ép người yêu phá thai có bị vi phạm pháp luật không được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Bắt ép người yêu phá thai có bị vi phạm pháp luật không

Bắt ép người yêu phá thai có bị vi phạm pháp luật không?

Bắt ép người yêu phá thai có bị vi phạm pháp luật không? Với lối sống “mở” phóng khoáng như hiện nay, việc có thai ngoài ý muốn là điều không quá xa lạ. Và không hiếm trường hợp lựa chọn cách phá thai. Vậy bắt ép người khác phá thai thì có bị vi phạm pháp luật không, có bị xử lý không là câu hỏi quen thuộc với nhiều người. Sau đây Luật Long Phan xin tư vấn một số thông tin như sau:

Phá thai là gì?

Phá thai là gì?

Phá thai là gì?

Phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người và các giống loài khác, một sự phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra.

Quyền phá thai

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/6/1989, phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng. Do đó, chỉ trong trường hợp có nguyện vọng nạo, phá thai thì người phụ nữ mới được phá thai.

Hành vi phá thai nào thì bị cấm

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi. Ngoài ra, khoản 7 Điều 40 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 cũng quy định: “Việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.”

Như vậy, hiện nay, pháp luật chỉ quy định mọi hành vi phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi được xem là vi phạm pháp luật. Bởi vậy, không hề có quy định nào về việc ép người khác phá thai sẽ bị vi phạm pháp luật.

Hành vi phá thai bị cấm

Hành vi phá thai bị cấm

Biện pháp xử lý khi có hành vi bắt ép người khác phá thai

Hình thức xử lý khi bắt ép người khác phá thai

Hình thức xử lý khi bắt ép người khác phá thai

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc ép người khác phá thai nhưng phụ nữ chỉ được phá thai khi có nguyện vọng và phải không vì lựa chọn giới tính thai nhi.

Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào về việc ép người yêu phá thai sẽ bị phạt thế nào nhưng nếu việc ép phá thai này vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi thì có thể bị xử phạt hành chính.

Theo đó, nếu một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng các hành vi vi phạm pháp luật để ép người yêu của mình phải phá thai vì lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị phạt tiền theo quy định tại tại Điều 84 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ngày 14/11/2013 của Chính phủ với các mức cụ thể:

  • Từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
  • Từ 7.000.000 đến 10.000.0000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
  • Từ 10.000.0000 đến 12.000.0000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 12 Nghị Định 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới có nêu một cách rõ ràng rằng nếu có hành vi xúi giục người khác phá thai do lựa chọn giới tính thì sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng.

Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số có nêu rõ về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành ví dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Trong tình huống hành vi ép người khác phá thai vì lý do lựa chọn giới tính trở nên quá sức nặng nề như đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc, dùng vũ lực để ép buộc mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của bản thân thì người bị ép buộc có thể truy tố trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi cưỡng ép theo Điều 155 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội làm nhục người khác.

>> Xem thêm: Hình thức xử lý hành vi ép người khác phá thai

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến bắt ép người yêu phá thai thì có bị vi phạm pháp luật không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả