Chuyển đến nội dung chính

Giết con mới đẻ bị xử phạt như thế nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Giết con mới đẻ bị xử phạt như thế nào

Giết con mới đẻ bị xử phạt như thế nào?

Giết con mới đẻ bị xử phạt như thế nào? Thời gian gần đây, các vụ giết con hoặc vứt bỏ con mới đẻ xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là hành vi bị TRUY CỨU trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cấu thành và hình thức xử phạt của tội phạm này.

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Thế nào là tội giết con mới đẻ theo Bộ luật Hình sự Điều khoản quy định

Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:

  • Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Có thể hiểu, tội phạm là hành vi của người mẹ mới đẻ con ra trong vòng 07 ngày tuổi vì lý do nào theo luật định đã làm cho con mình bị chết hoặc đã bỏ con ở một nơi nào đó, không chăm sóc đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết.

Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm Khách thể

Tội phạm trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Ngoài ra, tội phạm còn xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là tình “mẫu tử”, xâm phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn tham gia.

Đối tượng của tội phạm này là con mới đẻ. Con mới đẻ phải là đứa trẻ do chính người phụ nữ phạm tội đẻ ra chứ không phải con nuôi và mới được sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi trở lại, nếu ngoài 07 ngày tuổi thì không coi là con mới đẻ.

Mặt khách quan

Tội giết con mới đẻ thực hiện bằng hành động như: bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, …. Hành vi này nói trên cũng có thể được thực hiện bằng hành động như người mẹ của đứa trẻ không cho con mình bú sữa vì một nguyên nhân nào đó; đứa bé ốm mà không cho uống thuốc nên dẫn đến đứa trẻ chết.

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ thể hiện sau khi đẻ ra người mẹ đã bỏ con mình ở một nơi nào đó như ngoài chợ, cổng bệnh viện, cổng trường học, nhà chùa,…Người mẹ tuy không muốn đứa trẻ chết nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Vứt bỏ con mới đẻ là mang con mới đẻ đi bỏ không có ý thức lấy lại.

Đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, nếu người mẹ có hành vi trước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ, nhưng đứa trẻ không bị chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt. Hậu quả xảy ra đứa trẻ chết là dấu hiệu buộc của cấu thành tội phạm.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người mẹ và hậu quả đứa trẻ chết. Nếu người mẹ vứt bỏ đứa trẻ nhưng được người khác phát hiện kịp thời nên đứa trẻ không chết thì người mẹ không phạm tội này.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người phụ nữ đã đẻ ra đứa trẻ.

Người phụ nữ giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, phân biệt giới tính, sợ dư luận xã hội địa phương,… Ví dụ: dưới chế độ cũ, một người phụ nữ không có chồng lại có con, bị dư luận xã hội lên án. Nhưng hiện nay pháp luật vẫn bảo vệ những trường hợp phụ nữ có con ngoài giá thú và đứa trẻ đó sinh ra được Nhà nước bảo vệ như tất cả các trẻ em khác.

Mặc dù vậy, về đạo đức và dư luận xã hội vẫn còn có người lên án nên còn có người mẹ không vượt lên tư tưởng lạc hậu đó mà giết hoặc vứt bỏ đứa con mình đẻ ra. Hoàn cảnh khách quan đặc biệt như người phụ nữ đẻ con ra bị dị tật quá nặng hoặc trong tình trạng một thân một mình, quá nghèo đói không đủ tiền để nuôi sống chính mình, đang bị bệnh tật…

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Trường hợp giết con trong 07 ngày tuổi và cơ quan điều tra chứng minh được người mẹ không phải do lạc hậu, do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà dẫn đến giết đứa trẻ thì người mẹ rất có thể bị khởi tố về Tội giết người với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Tội phạm này vẫn còn xảy ra ở nước ta hiện nay. Đặc biệt ở các dân tộc thiểu số do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu mà dẫn đến hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ để dẫn tới hậu quả con mới đẻ chết.

Tội giết con mới đẻ bị xử phạt ra sao?

Hiện nay, pháp luật quy định hai khung hình phạt cho người phụ nữ phạm tội Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi giết con và phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi vứt bỏ con.

Tội giết con mới đẻ có thể bị phạt tù từ 03 tháng tới 03 năm

Tội giết con mới đẻ có thể bị phạt tù từ 03 tháng tới 03 năm

Pháp luật quy định điều luật này nhằm răn đe đối với những đối tượng có khả năng thực hiện loại tội phạm này. Thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trong việc bảo vệ quyền được sống – quyền tối thiểu của con người.

Tại sao tội phạm chỉ áp dụng với người mẹ?

Người phụ nữ là đối tượng chính chịu nhiều áp đặt bởi tục lệ và tư tưởng xã hội. Nhiều phong tục cổ hủ của Việt Nam vẫn còn tồn tại mà đối tượng áp dụng chủ yếu là phụ nữ và trẻ sơ sinh và người phụ nữ cũng thường tin vào những điều này hơn đàn ông.

Người phụ nữ mới sinh đối mặt với nhiều vấn đề cơ thể và có những bất ổn tinh thần nhất định. Cơn đau do mổ đẻ thường kéo dài 1 – 2 tuần, họ cũng phải thay đổi cách sống, thời gian biểu để chăm sóc cho con. Khoảng 80% phụ nữ có triệu chứng “buồn sau sinh” với những biểu hiện: giảm sắc khí, dao động cảm xúc, buồn rầu, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 – 7 ngày sau sinh, ảnh hưởng không ít đến hành vi phạm tội.

Tội phạm chỉ áp dụng với phụ nữ mới sinh

Tội phạm chỉ áp dụng với phụ nữ mới sinh

Các tình tiết giảm nhẹ

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có thể áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ như:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Trên đây là những thông tin về hình thức xử phạt Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định của Bộ luật hình sự. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn hoặc thắc mắc vấn đề khác của luật Hình sự, hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline: 1900.63.63.87 hoặc qua trang web của chúng tôi để được Tư vấn Luật Hình sự chuyên sâu và kỹ càng hơn. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả