Chuyển đến nội dung chính

Quy định pháp luật về tội giết con mới đẻ được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Quy định pháp luật về tội giết con mới đẻ

Quy định pháp luật về tội giết con mới đẻ

Quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ ra sao? Khái niệm CON MỚI ĐẺ được quy định cụ thể là gì? Mức xử lýcho tội này là như thế nào? Có phải trong mọi trường hợp người giết con mới đẻ đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Xử phạt tội giết con mới đẻ.

Xử phạt tội giết con mới đẻ.

Thế nào là con mới đẻ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 con mới đẻ được hiểu là đứa trẻ do người phụ nữ sinh trong thời gian bảy ngày tuổi nếu sau bảy ngày sẽ không còn được xem là con mới đẻ.

Khi nào sẽ trở thành tội giết con mới đẻ Chủ thể của tội giết con

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt chỉ có thể là người mẹ, là người từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự và trực tiếp sinh ra đứa trẻ đó.

>>> Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự.

Tuy nhiên căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 người mẹ này phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con của mình.

Chủ thể của tội giết con mới đẻ.

Chủ thể của tội giết con mới đẻ.

Hoàn cảnh khách quan đặc biệt của người mẹ trong trường hợp này có thể là mắc bệnh hiểm nghèo, đứa trẻ bị dị tật hay bị bệnh bẩm sinh,…người mẹ không có khả năng nuôi con của mình.

Một số trường hợp người cha sẽ giết con mới đẻ của mình, nhưng khi đó người cha sẽ không bị xử theo tội giết con mới đẻ mà xử tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.

Người nào có hành vi XÚI GIỤC người mẹ giết con mới đẻ của họ sẽ bị xử là đồng phạm của tội này.

Hành vi của tội giết con là gì?

Hành vi của tội giết con mới đẻ bằng việc người mẹ CỐ Ý dùng những hành động: bóp cổ, thắt cổ, chôn sống, hoặc bỏ đói dù có điều kiện để chăm sóc,… con mới đẻ. Đó là những hành vi gây nguy hại cho xã hội, xâm phạm đến tính mạngcủa con người. Đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, vì TƯỚC ĐOẠT đi mạng sống của đứa trẻ mới sinh.

Hậu quả ra sao?

Hậu quả của những hành vi trên làm cho đứa trẻ mới sinh bị chết là dấu hiệu bắt buộc của tội giết con mới đẻ.

Nếu người mẹ có hành vi muốn giết chết con mới đẻ nhưng đứa con không chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ.

Và khi đứa trẻ mới sinh nhưng đã qua thời gian bảy ngày theo quy định về con mới đẻ kể từ ngày thứ tám, nếu bị người mẹ trực tiếp sinh ra cố ý giết chết do chịu sức ép nặng nề của tư tưởng thời xa xưa lạc hậu hay vì hoàn cảnh đặc biệt thì người mẹ lúc này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015: giết người dưới 16 tuổi.

Hình phạt tội giết con mới sinh

Hình phạt cho tội giết con mới đẻ.

Hình phạt cho tội giết con mới đẻ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015, nếu người mẹ giết đứa con mới đẻ do mình trực tiếp sinh ra vì những nguyên nhân: chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu không còn phù hợp với suy nghĩ tiến bộ của xã hội, hay ở trong hoàn cảnh đặc biệt thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp người mẹ giết chết con mới đẻ nhưng không vì những nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 thì lúc này sẽ bị truy tố hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Mức xử phạt cho tội giết người có thể từ 12 năm đến 20 năm thậm chí là chung thân hoặc tử hình.

>>> Xem thêm: Cách xác định mức án tù trong vụ án hình sự.

Việc đưa ra hình phạt thích đáng cho hành vi giết con mới đẻ nhằm răn đe cho những đối tượng có khả năng vi phạm để ngăn chặn sự xuống cấp trầm trọng của những chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ đó đề cao sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền sống còn của con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng.

Vai trò của luật sư:

  • Tìm các tình tiết được miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự.
  • Tư vấn những vấn đề liên quan đến vụ việc.
  • Đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan nhà nước.

Trên đây là bài viết của chúng tôi giải thích về Quy định pháp luật về tội giết con mới đẻ. Nếu bạn đọc thắc mắc và có nhu cầu được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT theo hotline: 1900.63.63.87 để được để được hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả