Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường là việc CÁ NHÂN cáo báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi gây ô nhiễm môi trường của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Nhất là khi vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày nay ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ ngày càng trầm trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn biện pháp để tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường nhằm góp phần giảm thiểu vấn đề nhức nhối này.

hành vi gây ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Hành vi gây ô nhiễm môi trường

Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về khái niệm ô nhiễm môi trường như sau:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Hình thức tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Theo điều 19 Luật tố cáo năm 2018 về các hình thức tố cáo, pháp luật có quy định như sau:

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Chủ thể có thẩm quyền tố cáo hành vi gây nhiễm môi trường

Theo khoản 2 điều 163 luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về tố cáo về hành vi gây ô nhiễm môi trường như sau:

Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Theo điều 41 Luật tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo, pháp luật quy định như sau:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
  • Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
  • Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

Nội dung đơn tố cáo và các tài liệu kèm theo. Nội dung đơn tố cáo

Theo điều 23 Luật tố cáo 2018 thì tùy vào hình thức tố cáo sẽ có nội dung tố cáo khác nhau

  • Tố cáo được thực hiện bằng đơn: trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ:
  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì đơn tố cáo còn phải ghi rõ:

  • Họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo;
  • Họ tên của người đại diện cho những người tố cáo;
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
  • Người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
  • Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Nếu có các thông tin về người gây ra hành vi ô nhiễm môi trường, cần đưa ra các nội dung sau về người bị khiếu nại:

  • Họ và tên cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường;
  • Địa chỉ làm việc, cư trú, trụ sở (nếu có)
  • Số điện thoại liên lạc.….

Các tài liệu kèm theo

Cần có các tài liệu cụ thể kèm theo để chứng minh cho hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại như thế nào, vi phạm pháp luật ra sao:

  • Văn bản kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường do cơ quan có thẩm quyền thực hiện;
  • Các văn bản lấy ý kiến của người dân trong khu vực ô nhiễm;
  • Biên bản ghi lại các cuộc họp giải quyết ô nhiễm của các bên;
  • Hình ảnh, video chụp, quay lại hành vi gây ô nhiễm;
  • Tài kiêu chứng minh thiệt hại do ô nhiễm môi trường,…..

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn viết đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường. Nếu bạn đọc có thắc mắc về việc viết đơn tố cáo hành vi gây ôn nhiễm môi trường hay nội dung đơn tố cáo vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH chi tiết và chính xác. Xin cảm ơn!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả