Chuyển đến nội dung chính

Bán hàng nhái, hàng giả có phạm tội lừa đảo không được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Bán hàng nhái, hàng giả có phạm tội lừa đảo không

Bán hàng nhái, hàng giả có phạm tội lừa đảo không?

Bán hàng nhái, hàng giả có phạm tội lừa đảo không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của quý bạn đọc trong thời gian gần đây. Quy định của pháp luật về hàng giả, hàng nhái như thế nào? Người tiêu dùng cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi mua phải hàng giả hàng nhái. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Bán hàng giả, hàng nhái có phạm tội lừa đảo không?

Bán hàng giả, hàng nhái có phạm tội lừa đảo không?

Quy định pháp luật về hàng giả?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng giả” bao gồm:

  • Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
  • Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
  • Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016.
  • Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng.
  • Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
  • Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

>>>Xem thêm: Quy Định Khung Hình Phạt Tội Vận Chuyển Hàng Giả

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bán hàng giả, hàng nhái

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bán hàng giả hàng nhái

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bán hàng giả hàng nhái

>>>Xem thêm: Các Khung Hình Phạt Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Hiện Nay

Yếu tố cấu thành

Về mặt khách quan

Hành vi: Một người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản bằng cách đưa ra các thông tin không đúng sự thật làm cho người khác tin là thật và giao tài sản cho người đó. Theo đó, hành vi gian dối này phải dẫn đến hành vi chiếm đoạt tài sản chứ không phải chỉ nhằm mục đích sử dụng hoặc chiếm giữ tài sản, việc này có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng hành động,..

Ngoài ra, về giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

Về mặt khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Về mặt chủ quan: Một người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý với ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.

Về mặt chủ thể: Phải có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo quy định pháp luật.

Mức phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi , bổ sung 2017, quy định hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tùy vào giá trị chiếm đoạt tài sản mà một người khi thwucj hiện hành vi này có thể chịu hình phạt nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức hình phạt nặng nhất là phạt từ từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 đến 05 năm hoặc thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hướng xử lý đối với hành vi bán hàng giả, hàng nhái

Hướng xử lý đối với hành vi bán hàng giả, hàng nhái

Hướng xử lý đối với hành vi bán hàng giả, hàng nhái

Cách 1: Thương lượng và hòa giải với người có hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái. Đây được xem là quyền của người tiêu dùng được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 4 Luật Bảo vệ người tiêu dùng và cũng được xem là phương án giải quyết hiệu quả và nhanh gọn để đòi bồi thường.

Cách 2: Khiếu nại đến cơ quan chức năng, phản ánh đến cơ quan báo chí

Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, người tiêu dùng có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách khiếu nại, sử dụng phương tiện truyền thông, báo chí. Theo đó, người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại tới một trong những cơ quan:

  • Chi cục quản lý thị trường của địa phương.
  • Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương
  • Thanh tra cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
  • Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể gửi phản ánh tới các cơ quan Báo chí, truyền thông để có phương pháp xử lý, răn đe các đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án

Khi có căn cứ chứng minh do hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng có quyền khởi kiện hoặc nhờ các tổ chức xã hội khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

>>>Xem thêm: Quy định khung hình phạt tội vận chuyển hàng giả

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề bán hàng giả, hàng nhái, nếu bạn đọc có vấn đề chưa rõ, hoặc có thắc mắc cần Tư vấn luật hình sự. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua qua hotline: 1900.63.63.87 để được Luật sư Hình sự tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại