Chuyển đến nội dung chính

Tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook

Tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook

Tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook là hành vi thường xuyên diễn ra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi lẽ thực trạng này đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn trong xã hội. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook. Căn cứ cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vai trò luật sư liên quan. Bài viết này giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề trên.

Lừa đảo qua Facebook Messenger

Hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook.

Tố cáo Tố cáo là gì?

Tố cáo được hiểu là việc cá nhân theo thủ tục quy định pháp luật báo cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Chủ thể có quyền tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook

Căn cứ Điều 478, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nếu họ cho rằng hành vi đó khi xảy ra sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Căn cứ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, để khởi tố vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải căn cứ vào 04 yếu tố sau đây, bao gồm: Khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan.

  • Về khách thể: Hành vi của tội phạm là dùng mọi thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi này đã xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là quan hệ sở hữu của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Đối tượng tác động là tài sản, bao gồm tiền tài sản có giá trị;
  • Về mặt khách quan: Căn cứ vào mô tả cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174, theo đó hành vi lừa đảo phải có trước và là nguyên nhân trực tiếp làm người bị hại tin tưởng giao tài sản cho người phạm tội. Đồng thời gây ra hậu quả thiệt hại về tài sản cho người phạm tội, hậu quả là yếu tố bắt buộc.
  • Về chủ thể: Bất kỳ đối tượng nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 12. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2, Điều này có thể thấy người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội bằng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, tước đi quyền sở hữu hợp pháp của người khác. Người này biết và phải biết rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho người khác, cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi tội phạm, mong muốn kết quả xảy ra =>Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác;

Pháp luật quy định về việc tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook

cách làm đơn tố cáo lừa đảo qua tin nhắn fb

Tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook.

Căn cứ Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cùng các phân tích cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong đó nhắn tin qua Facebook là một thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm được lòng tin của người bị hại với mục đích để họ giao tài sản ra, gây thiệt hại.

Khi cá nhân thấy có dấu hiệu hành vi lừa đảo qua tin nhắn facebook, họ có thể tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ Khoản 2, Điều 145, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 theo đó Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố giác bao gồm các cơ quan sau:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook cũng giống như tố cáo các hành vi khác. Các bạn có thể vui lòng tham khảo thêm tại: Thủ tục tố cáo hành vi làm nhục người khác.

Vai trò Luật sư hướng dẫn thân chủ tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook

luật sư tư vấn thủ tục tố cáo khi bị lừa đảo qua facebook

Luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc.

Tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook là một trong các hoạt động tố tụng hình sự thường xuyên diễn ra hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết về vấn đề này và dễ dàng gặp phải, để tránh các hậu quả pháp lý liên quan, Luật sư đóng vai trò:

  • Hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan;
  • Nghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương thức giải quyết vấn đề;
  • Soạn thảo đơn tố cáo;
  • Thay mặt thân chủ làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề tố cáo hành vi lừa đảo qua tin nhắn Facebook. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan chưa rõ, cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, giải đáp của LUẬT SƯ HÌNH SỰ. Vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline: 1900.63.63.87 trên website chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại