Chuyển đến nội dung chính

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý là thủ tục yêu cầu về việc cung cấp các dịch vụ pháp lý một cách “miễn phí” cho người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp người này bảo đảm thực hiện quyền trước pháp luật. Vậy luật quy định về THỦ TỤC cũng như MẪU ĐƠN của vấn đề này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được cung cấp thông tin chi tiết.

thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

Quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý

Quy định của pháp luật về quyền được trợ giúp pháp lý

Theo căn cứ tại Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 thì trợ giúp pháp lý được pháp luật quy định là một hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo luật định. Mục đích của việc này nhằm góp phần bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích “hợp pháp” của người được trợ giúp pháp lý trong việc tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Hơn nữa, còn giúp cho những người này được nâng cao những hiểu biết, có ý thức tôn trọng và chấp hành quy định pháp luật; để giáo dục pháp luật, ngăn chặn, hạn chế được các vi phạm pháp luật.

Tại Điều 8 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định về quyền được trợ giúp pháp lý của công dân gồm:

  • Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác;
  • Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý;
  • Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, về trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan;
  • Yêu cầu được giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý;
  • Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người tiến hành thực hiện trợ giúp pháp lý phải tại địa phương nằm trong danh sách được công bố; yêu cầu việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25của Luật này;
  • Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Có quyền tố cáo hoặc khiếu nại về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Yêu cầu trợ giúp pháp lý

Không chỉ được quy định ở Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, mà ngay tại Điều 72 Bộ luật Tố Tụng hình sự năm 2015 cũng đã ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý trong tư cách là người bào chữa. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về quyền được trợ giúp pháp lý khi người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý:

  • Những cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp;
  • Nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì những cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: THỦ TỤC NHỜ LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều kiện để được yêu cầu trợ giúp pháp lý

Dẫn theo quy định tại Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, các đối tượng có quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý đó là:

  • Người có công với cách mạng;
  • Người thuộc hộ nghèo;
  • Trẻ em;
  • Người bị buộc tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi;
  • Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
  • Người thuộc một trong các trường hợp: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc màu da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV.

Như vậy, điều kiện để có quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý phải thuộc một trong các đối tượng được pháp luật quy định nêu trên. Nhìn chung đây đều là các đối tượng yếu thế trong xã hội, có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế về điều kiện kinh tế – xã hội, hạn chế trong việc tiếp cận với giáo dục, khoa học công nghệ và đặc biệt là kiến thức pháp luật còn nhiều yếu kém.

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

  • Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý đúng theo quy định tại Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018;
  • Các giấy tờ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;
  • Các loại giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP;

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

Trình tự yêu cầu được trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp (01) bộ hồ sơ

Có 03 cách thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh hoặc thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
  • Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
  • Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

Bước 2: Tiến hành thụ lý vụ việc

Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận phải tiến hành kiểm tra các nội dung liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung thêm tài liệu, giấy tờ.

Yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có đầy đủ các giấy tờ theo quy định và điều kiện về đối tượng được quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý, nội dung của vụ việc phù hợp và nằm trong phạm vi được trợ giúp pháp lý và yêu cầu không thuộc trường hợp từ chối theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý.

Bước 3: Phân công cho người thực hiện trợ giúp pháp lý

Tùy vào từng lĩnh vực, tính chất, mức độ của từng vụ việc khác nhau khi yêu cầu trợ giúp pháp lý mà trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc thì tổ chức có thẩm quyền sẽ phân công người tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.

Vai trò của Luật sư khi thân chủ mình có yêu cầu trợ giúp pháp lý

Trường hợp quý khách hàng có những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ pháp lý những công việc sau:

  • Tư vấn trình tự, thủ tục của quá trình yêu cầu trợ giúp pháp lý;
  • Tư vấn về hồ sơ đê yêu cầu trợ giúp pháp lý;
  • Tham gia trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Trên đây là bài viết của chúng tôi cung cấp thông tin về những điều kiện, trình tự, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến pháp luật Hình Sự, hãy nhấc điện thoại gọi ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại