Chuyển đến nội dung chính

Bảo lãnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Bảo lãnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào

Bảo lãnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào?

Bảo lãnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại là một biện pháp thay thế cho người đang bị “tạm giam” theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Tuy nhiên trong những trường hợp nào pháp luật cho phép được bảo lãnh cho BỊ CAN, BỊ CÁO tại ngoại. Và thủ tục xin tại ngoại cho những đối tượng này phải đảm bảo các điều kiện nhất định theo một trình tự, thủ tục được pháp luật Tố tụng Hình sự ghi nhận. Bài viết của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Bảo lãnh người bị tạm giữ

Người đang bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khái niệm về bảo lãnh

Bảo lãnh được hiểu là việc một bên bảo lãnh cam kết với bên bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ở đây là quan hệ xảy ra giữa ba bên chủ thể khác nhau và các bên có thể tự thoả thuận về phạm vi bảo lãnh.

Bảo lãnh được quy định cụ thể

Bảo lãnh được quy định cụ thể tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015, đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện giao dịch dân sự hay gọi chung là nghĩa vụ dân sự giữa các bên với nhau.

Còn trong pháp luật Tố tụng Hình sự quy định bảo lãnh cho “bị can, bị cáo” gọi chung là ‘người bị tạm giam” được hiểu là một trong số các biện pháp ngăn chặn dùng để thay thế tạm giam bên cạnh biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của người bị tạm giam, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định cho họ được bảo lãnh.

Căn cứ để thực hiện việc bảo lãnh Tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi

Phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi, căn cứ vào:

  • Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà biết nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn khác;
  • Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng đồng thời có nơi cư trú rõ ràng, không có khả năng, dấu hiệu bỏ trốn.

Nhân thân của bị can, bị cáo

Pháp luật Tố tụng Hình sự không có quy định cụ thể về điều kiện nhân thân của người được bảo lãnh. Nhưng dựa vào tính chất của các biện pháp ngăn chặn nói chung và bảo lãnh nói riêng thì có thể đưa ra một vài căn cứ về nhân thân của người được nhận bảo lãnh tại ngoại:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng có nơi cư trú rõ ràng, ổn định;
  • Bị can, bị cáo có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng ổn định;
  • Có dấu hiệu tích cực trong việc phối hợp điều tra phá án;
  • Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu.

Như vậy một người để được bảo lãnh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét về tính chất, hành vi phạm tội, nhân thân của người đó và đồng thời cần phải có ít nhất 02 người thân thích đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh cho họ.

Chủ thể có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo

Theo quy định tại khoản 2, Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh cho người khác cần đáp ứng các điều kiện:

Đối với cơ quan, tổ chức:

  • Bị can, bị cáo phải là người của cơ quan, tổ chức nhận bảo lãnh;
  • Khi bảo lãnh để tại ngoại thì phía nhận bảo lãnh phải viết Giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.

Còn trường hợp cá nhân đứng ra nhận bảo lãnh:

  • Người đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có nhân thân tốt;
  • Nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật;
  • Thu nhập ổn định;
  • Là thân nhân của bị can, bị cáo: có điều kiệnquản lý bị can, bị cáo;
  • Phải có ít nhất 02 người nhận bảo lãnh;
  • Viết giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú. Trong giấy cam đoan, phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định đã cam đoan.

Đơn xin tại ngoại trong quá trình điều tra

Mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại

Như vậy, pháp luật cho phép hai nhóm chủ thể có quyền làm đơn xin nhận bảo lãnh cho người bị tạm giam tại ngoại.

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Điều Kiện Bảo Lãnh Cho Người Bị Tạm Giam

Chủ thể có thẩm quyền cho phép bảo lãnh

Quy định tại khoản 1 Điều 113 và Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: Thẩm quyền ra quyết định bảo lãnh thuộc về những chủ thể sau:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: quyết định bảo lãnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi cho thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp;
  • Hội đồng xét xử;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Nghĩa vụ được bảo lãnh

Thẩm quyền giải quyết bảo lãnh tại ngoại

Ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình tố tụng thì việc chủ thể có thẩm quyền ra quyết định bảo lãnh cho bị can, bị cáo sẽ thuộc về chủ thế khác nhau.

Thời gian bảo lãnh

Căn cứ theo khoản 4 Điều 121 quy định rõ về thời hạn bảo lãnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Vai trò của Luật sư trong việc hỗ trợ thủ tục bảo lãnh cho bị can, bị cáo

Trong trường hợp quý khách hàng có vấn đề thắc mắc về trường hợp bảo lãnh cho bị can, bị cáo tại ngoại, Công ty Luật Long Phan MPT có thể hỗ trợ pháp lý những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh thay thế tạm giam và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục xin bảo lãnh cho người bị tạm giam;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn xin bảo lãnh, cũng như các đơn từ khác có liên quan;
  • Nhận ủy quyền trực tiếp thực hiện các yêu cầu của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các hướng giải quyết thủ tục theo đúng trình tự tối ưu, đảm bảo quyền lợi tốt nhất.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về những trường hợp có quyền bảo lãnh cho bị can, bị cáo tại ngoại. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc bất cứ vấn đề nào liên quan đến điều kiện, thủ tục để được áp dụng biện pháp bảo lãnh và thắc mắc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại