Chuyển đến nội dung chính

Cho người bán dâm trong nhà trọ, chủ trọ phạm tội gì được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Cho người bán dâm trong nhà trọ, chủ trọ phạm tội gì

Cho người bán dâm trong nhà trọ, chủ trọ phạm tội gì?

Cho người bán dâm trong nhà trọ, chủ trọ phạm tội gì? Câu hỏi này được nhiều sự quan tâm từ các CHỦ NHÀ cho thuê phòng trọ. Vậy việc cho người BÁN DÂM trong nhà trọ thì chủ nhà trọ có phạm tội chứa mại dâm. Các bạn hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để biết thêm thông tin về tội chứa mại dâm của chủ trọ.

Xử lý tội

Tội chứa mại dâm.

Thế nào là chứa mại dâm?

Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Việc núp bóng dưới các mô hình nhà trọ để môi giới mại dâm, chứa mại dâm.

Pháp luật hình sự quy định thế nào với tội chứa mại dâm Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, ảnh hưởng xấu đến nếp sống văn hóa mới và là môi trường lây lan căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và các căn bệnh xã hội khác.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được thể hiện ở hành vi chứa mại dâm; biểu hiện của hành vi như cho thuê, cho mượn địa điểm như nơi ở, nơi làm việc, nhà hàng, quán trọ…làm nơi tụ tập mua bán dâm.

Thực tiễn cho thấy tội phạm dùng rất nhiều thủ đoạn để hoạt động che giấu sự phát hiện của các cơ quan pháp luật như núp bóng dưới danh nghĩa kinh doanh nhà trọ, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, phòng hát Karaoke.v.v. để hoạt động mại dâm trá hình.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi nêu trên. Nếu người có hành vi chứa mại dâm (Điều 327) đồng thời lại có hành vi dụ dỗ, môi giới mại dâm (Điều 328) thì truy cứu trách nhiệm hình sự cả tội chứa chấp mại dâm và tội môi giới mại dâm theo nguyên tắc phạm nhiều tội.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được người khác thuê, mượn địa điểm để hoạt động mại dâm nhưng vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ khác vẫn chứa chấp.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm là người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

>>> Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự.

Hình phạt đối với tội chứa mại dâm

Chấp hành hình phạt

Hình phạt đối với tội chứa mại dâm

Theo bộ luật hình sự 2015 tại Điều 327 quy định về tội chứa mại dâm như sau:

Hình phạt chính

  1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
  • Có tổ chức;
  • Cưỡng bức mại dâm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chứa mại dâm 04 người trở lên;
  • Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  • Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  • Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư tư vấn cho chủ trọ chứa người bán mại dâm Luật sư tư vấn giải quyết

Luật sư tư vấn luật hình sự.

  • Tư vấn soạn thảo đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng.
  • Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ.
  • Làm việc với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
  • Làm việc với cơ quan điều tra.
  • Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố;
  • Tham gia các buổi hỏi cung, làm việc trực tiếp với bị cáo tại cơ quan điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ…

>>> Xem thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự.

Trên đây là bài viết về cho người bán dâm trong nhà trọ, chủ trọ phạm tội gì? Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc gì về chứa mại dâm thì liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để tư vấn luật hình sự miễn phí. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả