Chuyển đến nội dung chính

Trường hợp nào được phép bắt người được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Trường hợp nào được phép bắt người

Trường hợp nào được phép bắt người

BẮT NGƯỜI được xem là một biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngoại trừ trường hợp phạm tội quả tang, một người chỉ bị bắt khi có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. Vậy, trường hợp nào được phép bắt người? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến bắt người.

bắt người trong vụ án tố tụng hình sự

Bắt người trong Tố tụng hình sự là một biện pháp ngăn chặn

Bắt người trong Tố tụng hình sự là gì?

  • Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự
  • Đối tượng áp dụng: bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và cả người chưa bị khởi tố hình sự (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang)
  • Mục đích: kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

Các trường hợp được phép bắt người

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) thì có 05 trường hợp được bắt người:

các trường hợp được phép bắt người

Có 05 trường hợp được phép bắt người

Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

  • Được quy định tại Điều 110 BLTTHS
  • Căn cứ áp dụng giữ người: có một trong các trường hợp khẩn cấp sau:
  1. Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
  2. Người cùng thực hiện tội phạm, bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
  3. Có dấu vết của tội phạm ở người, tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
  • Sau khi giữ người, nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan có quyền ra lệnh bắt giữ (được quy định tại Khoản 2 Điều 110) sẽ ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và gửi ngay cho Viện kiểm sát phê chuẩn.

Bắt người phạm tội quả tang

  • Được quy định tại Điều 111 BLTTHS
  • Đối tượng bị áp dụng: người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt
  • Người có thẩm quyền: bất kỳ ai cũng có quyền
  • Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Bắt người đang bị truy nã

  • Được quy định tại Điều 112 BLTTHS
  • Đối tượng bị áp dụng: người đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền
  • Người có thẩm quyền: bất kỳ người nào cũng được phép bắt người đang bị truy nã
  • Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

  • Được quy định tại Điều 113 BLTTHS
  • Đối tượng áp dụng: bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
  • Người có thẩm quyền: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp; Hội đồng xét xử.
  • Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc và giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt cho người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
  • Phải có mặt của người chứng kiến:
  • Tại nơi cư trú: đại diện chính quyền cấp xã và người khác
  • Tại nơi học tập, làm việc: đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt học tập, làm việc;
  • Nơi khác: đại diện chính quyền cấp xã nơi tiến hành bắt người.

Lưu ý: không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã

Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Theo Tổ chức cảnh sát quốc tế INTERPOL, dẫn độ là việc một quốc gia (quốc gia được yêu cầu) trao trả một cá nhân đang ở trong lãnh thổ mình cho quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) để xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của cá nhân này trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu”

Việc bắt người trong trường hợp bị yêu cầu dẫn độ chỉ được tiến hành khi có đủ các căn cứ sau:

  • Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;
  • Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

Xử lý hành vi bắt người trái pháp luật

Việc bắt người theo quy định tại 05 trường hợp trên được xem ra bắt người đúng pháp luật. Ngoài các trường hợp đã nêu hoặc thuộc các trường hợp đã nêu nhưng việc tiến hành không đúng căn cứ, thẩm quyền, thủ tục thì đều bị xem là bắt người trái pháp luật và đều có thể bị xử lý.

Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khung hình phạt cho tội bắt người trái quy định pháp luật với 03 mức:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 02 đến 07 năm;
  • Phạt tù từ 05 đến 12 năm.

Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người phạm tội sẽ phải chịu các mức hình phạt khác nhau. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.

Bắt người trái pháp luật có thể bị truy tố hình sự

Bắt người trái pháp luật có thể chịu trách nhiệm hình sự

>>Xem thêm: TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐIỀU TRA XÉT XỬ MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

Luật sư tư vấn trong trường hợp bị bắt

  • Tư vấn giải quyết vụ án hình sự: hành vi có cấu thành tội phạm không? Mức khung hình phạt, giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt, các quy định khác liên quan được yêu cầu…
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự
  • Soạn thảo đơn từ: xin bảo lãnh, xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự,…
  • Quá trình điều tra: xác minh, thu thập bằng chứng, chứng cứ; làm việc với cơ quan điều tra;…
  • Giai đoạn truy tố: xây dựng các lập luận, hướng giải quyết vụ án,…
  • Giai đoạn xét xử: tham gia bảo vệ thân chủ trong các phiên tòa

 Trên đây là bài viết tư vấn chi tiết về các trường hợp được phép bắt người. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hình sự thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hình sự chi tiết và miễn phí. Xin cảm ơn!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại