Chuyển đến nội dung chính

Tội đưa, môi giới hối lộ được xử lý như thế nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Tội đưa, môi giới hối lộ được xử lý như thế nào

Tội đưa, môi giới hối lộ được xử lý như thế nào?

Hối lộ, môi giới hối lộ vẫn đang là vấn nạn đáng được quan tâm trong xã hội bấy giờ – khi mà việc hối lộ, môi giới hối lộ diễn ra thản nhiên như một “thói quen”. Qua từng thời kỳ sửa đổi và hoàn thiện, pháp luật Việt Nam đã và đang xây dựng các chế tài trừng trị nghiêm khắc tội đưa hối lộ cũng như tội môi giới. Vậy tội đưa, môi giới hối lộ sẽ được xử lý như thế nào?

tội đưa môi giới hối lộ

Vấn nạn hối lộ, môi giới hối lộ

Khái niệm về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ

  • Tội đưa hối lộ là hành vi cố ý của một người đưa tài sản hoặc lợi ích vật chất dưới một hình thức bất kì-một cách bất chính -cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một yêu cầu của người đưa hối lộ.
  • Tội môi giới hối lộ là hành vi cố ý làm trung gian, làm cầu nối giữa người nhận và người đưa hối lộ để đạt được thỏa thuận về việc người nhận hối lộ sẽ làm hoặc không làm một yêu cầu của người đưa hối lộ để đổi lấy tài sản hoặc một lợi ích vật chất.

Quy định của pháp luật về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ

quy định của pháp luật về tội đưa hối lộ môi giới hối lộ

Pháp luật về tội đưa, môi giới hối lộ

Chủ thể tội đưa, môi giới hối lộ

Chủ thể của tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ là bất kì cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan tội đưa, môi giới hối lộ

Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ xảy ra khi người thực hiện có hành vi cố ý. Người thực hiện mặc dù nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và lường trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện.

Hành vi khách quan tội đưa, môi giới hối lộ

  • Tội đưa hối lộ

Người phạm tội có hành vi đưa tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn dưới bất kì hình thức nào. Hành vi này có thể xảy ra trước hoặc xảy ra sau việc người nhận hối lộ thực hiện yêu cầu của người đưa hối lộ.

Dấu hiệu bắt buộc: người thực hiện hành vi có của hối lộ là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.

  • Tội môi giới hối lộ

Người phạm tội có hành vi làm trung gian, móc nối giữa người đưa và người nhận hối lộ bằng cách: chuyển yêu cầu của người đưa đến người nhận để người nhận thực hiện hoặc đứng ra tổ chức để các bên gặp nhau và thỏa thuận  hối lộ.

Môi giới hối lộ không bắt buộc hậu quả xảy ra nhưng giá trị của hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần sẽ cấu thành tội phạm.

Hình thức xử lý về tội đưa, môi giới hối lộ

Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ hiện đang được quy định tại Điều 364 và Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt theo từng mức độ:

  1. Khung hình phạt cơ bản: áp dụng trong trường hợp người đưa hối lộ hoặc người môi giới hối lộ mà của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc phi vật chất có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng:
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  1. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người đưa hối lộ, môi giới hối lộ thuộc trường hợp sau:
  • Có tổ chức
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt/ Có tính chất chuyên nghiệp
  • Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ/ Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên
  • Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
  1. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: trong trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng:
  • Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với tội phạm đưa hối lộ
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với tội phạm môi giới hối lộ
  1. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: trong trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với tội phạm đưa hối lộ
  • Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với tội phạm môi giới hối lộ
  1. Hình phạt bổ sung
  • Người phạm tội đưa hối lộ còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Người phạm tội môi giới hối lộ còn có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

>> Xem thêm: Cách xác định mức án tù trong vụ án hình sự

Trường hợp được xem là không có tội, miễn trách nhiệm hình sự

  • Tội đưa hối lộ

Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hay toàn bộ của đã dùng hối lộ

  • Tội môi giới hối lộ

Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miến trách nhiệm hình sự.

Vai trò của Luật sư bào chữa cho thân chủ phạm tội đưa, môi giới hối lộ

cấu thành tội môi giới đưa hối lộ

Dịch vụ luật sư bào chữa

Với sự am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm của đội ngũ luật sự Hình sự, công ty Luật Long Phan PTM chúng tôi sẽ đưa ra  tư vấn, hướng giải quyết cho thân chủ của mình cũng như tham gia vào quá trình TỐ TỤNG và làm việc với cơ quan Nhà nước để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Cụ thể:

  • Luật sư sẽ tiếp nhận vụ án thông qua thân chủ/ người thân. Sau đó, đề ra phương hướng giải quyết cho vụ việc
  • Nếu phía khách hàng muốn kí hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư Hình sự thì khi đó luật sư sẽ trở thành người bào chữa hợp pháp theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và tiến hành tố tụng.
  • Luật sư sẽ nghiên cứu vấn đề, thu thập chứng cứ có lợi cho thân chủ để thân chủ vô tội hoặc giảm nhẹ tội, hoàn tất thủ tục hồ sơ theo yêu cầu.
  • Luật sư theo sát trong quá trình tố tụng cùng với thân chủ của mình, đồng thời hướng dẫn thân chủ theo quy định của pháp luật

>> Xem thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc, khó khăn trong quá trình tìm hiểu hoặc cần tư vấn pháp lý về vấn đề hình sự, xin vui lòng liên hệ Dịch vụ Luật sư Hình sự qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn MIỄN PHÍ và tận tình nhất. Xin cảm ơn!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả