Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở

Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở

Tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở là quyền của mỗi người để bảo vệ bản thân khi bị cá nhân, cơ quan, tổ chức khác xâm phạm chỗ ở, gây thiệt hại đến lợi ích của mình. Vậy quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định như thế nào, hình thức, trình tự, thủ tục tố cáo ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định như thế nào? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Theo quy định tại Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định:

  • Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
  • Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
  • Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 12 Luật cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung 2013) quy định về chỗ ở hợp pháp của công dân như sau: Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong chỗ ở của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án (Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Như vậy, bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của mỗi công dân, không ai được tự ý vào chỗ ở người khác mà không được sự cho phép của họ trừ khi việc khám xét chỗ ở là do luật định.

>>> Xem thêm: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

Hình phạt đối với hành vi xâm phạm chỗ ở

Theo Điều 158 BLHS 2015, tội xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của người khác được xử lý như sau:

 Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm trong những trường hợp:

  • Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
  • Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
  • Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Và phạt tù từ 1 đến 5 năm trong những trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
  • Phạm tội 2 lần trở lên;
  • Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

thủ tục tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở

Bất khả xâm phạm chỗ ở

Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở Hình thức tố cáo

Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

trình tự giải quyết tố cáo xâm phạm chỗ ở

Tố cáo

Trình tự giải quyết tố cáo Thụ lý tố cáo

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện:

  • Tố cáo được thực hiện theo quy định về tiếp nhận tố cáo;
  • Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
  • Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
  • Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo 2018

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo và ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung theo quy định của pháp luật.

Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết.
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải đảm bảo không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Thời hạn giải quyết tố cáo

Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Trong trường hợp cần gia hạn giải quyết tố cáo, chủ thể có thẩm quyền phải gửi thông báo tới người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Vai trò Luật sư hỗ trợ vấn đề tố cáo

Trường hợp bạn đọc cần tố cáo, Luật sư sẽ có các vai trò như sau:

  • Cung cấp các quy định pháp luật về vấn đề cần tố cáo: hành vi đó có vi phạm pháp luật không, chế tài, mức phạt…
  • Tư vấn về quy trình, thủ tục tố cáo.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản tố cáo, thu thập các bằng chứng, chứng cứ liên quan và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở”. Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc các vấn đề liên quan đến tố cáo hoặc các vấn đề khác về pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn pháp luật hình sự và các vấn đề pháp lý khác. Xin cảm ơn!



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại