Chuyển đến nội dung chính

Hướng xử lý khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Hướng xử lý khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm

Hướng xử lý khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm

Khởi tố tội không tố giác tội phạm là việc cơ quan có thẩm quyền khởi tố những người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, được thực hiện hoặc đã thực hiện mà KHÔNG báo cho cơ quan chức năng biết. Và khi bị khởi tố, chúng ta thường sẽ có tâm lý lo lắng không biết cần thực hiện những gì. Bài viết này sẽ đưa ra hướng xử lý khi bạn bị khởi tố tội phạm được quy định tại Điều 390 BLHS 2015.

khoi-to-toi-khong-to-giac-toi-pham Khởi tố tội không tố giác tội phạm Mức phạt đối với tội không tố giác tội phạm được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 390 BLHS 2015 thì nếu một người phạm tội không tố giác tội phạm thì có thể phải chịu hình phạt với các mức sau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên, không phải ai phạm tội không tố giác tội phạm đều bị xử mức phạt như trên mà nếu như họ đã có hành động ngăn cản người phạm tội hoặc có những biện pháp để hạn chế tác hại của tội phạm mà mình không tố giác thì tùy vào từng mức độ mà Tòa án có thể xem xét cho người này được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt.

Các căn cứ cấu thành tội không tố giác tội phạm cau-thanh-toi-khong-to-giac-toi-pham Tội không tố giác tội phạm

Căn cứ cấu thành tội không tố giác tội phạm được xác định dựa trên 04 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể. Cụ thể, có thể được xác định như sau:

Thứ nhất, về mặt khách quan của tội không tố giác tội phạm:

  • Hành vi khách quan: Có hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.
  • Tội phạm đang chuẩn bị là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
  • Tội phạm đang thực hiện là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó.
  • Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.
  • Không phải trường hợp nào che dấu tội phạm cũng phạm tội mà chỉ bị truy cứu TNHS nếu che dấu các tội được liệt kê tại Điều 389 BLHS 2015: giết người, đánh bạc…. Còn những tội phạm khác dù biết rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu TNHS về tội này.

Thứ hai, khách thể của tội không tố giác tội phạm:

  • Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi vi phạm trách nhiệm bắt buộc của công dân trong phòng ngừa và đấu tranh đối với tội phạm.
  • Hành vi này xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

Thứ ba, mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý

  • Người phạm tội nhận thức được rằng việc không tố tác tội phạm của mình sẽ gây nguy hại cho xã hội, ảnh hưởng đến việc cơ quan công an phát hiện, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm.
  • Dù biết được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng người phạm tội vẫn thực hiện hành vi đó, cố tình không khai báo, không trình báo cho cơ quan có thẩm quyền được biết.

Thứ tư, về chủ thể: Bất kỳ người nào đủ tuổi chịu TNHS và đủ năng lực TNHS. Trong trường hợp, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột hoặc vợ/chồng của người phạm tội thì không phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm xử lý như thế nào? huong-xu-ly-khi-bi-khoi-to-toi-khong-to-giac-toi-pham Hướng xử lý khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm

Trong trường hợp, các bạn nhận được quyết định khởi tố tội không tố giác tội phạm từ cơ quan có thẩm quyền thì các bạn nên bình tĩnh xem xét, giải quyết một số việc như:

  • Xem xét xem người mình không tố giác là ai, có quan hệ gì với mình, nếu như mình là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh/chị/em ruột, vợ/chồng và tội phạm mà người đó thực hiện không xâm phạm tới an ninh quốc gia thì không phạm tội tố giác tội phạm.
  • Tìm hiểu kỹ xem người mà mình không tố giác phạm tội gì, có phải những tội được liệt kê tại Điều 389 BLHS 2015 hay không.
  • Trong trường hợp nếu như có đủ dấu hiệu của tội không tố giác tội phạm thì bạn nên thành khẩn khai báo với cơ quan chức năng.
  • Nếu trong quá trình người được che dấu thực hiện tội phạm, mình có hành vi ngăn cản người đó thực hiện tội phạm hay có những biện pháp để hạn chế tác hại của tội phạm thì nên khai báo với cơ quan chức năng để có thể được xem xét miễn TNHS hoặc miễn hình phạt.

Những công việc Luật sư thực hiện để bảo vệ thân chủ khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm

Trong trường hợp các bạn tin tưởng dịch vụ luật sư bên chúng tôi, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ để giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của các bạn như sau:

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật để bảo vệ thân chủ
  • Đóng vai trò là người bảo vệ thân chủ tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
  • Tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về tội không tố giác tội phạm, tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Bài viết này chúng tôi nhằm mục đích tư vấn cho các bạn đọc hướng xử lý khi bị khởi tố tội không tố giác tội phạm. Nếu như các bạn không rõ các thông tin trong bài viết hoặc cần tư vấn, tìm luật sư bảo vệ cho mình/người thân thì có thể liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để nhận được tư vấn miễn phí từ LUẬT SƯ HÌNH SỰ của chúng tôi.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả