Chuyển đến nội dung chính

Tự mình bào chữa trong vụ án hình sự có được không được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Tự mình bào chữa trong vụ án hình sự có được không

Tự mình bào chữa trong vụ án hình sự có được không?

Tự mình bào chữa trong vụ án hình sự là quyền của bị can, bị cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên việc tự bào chữa cũng đem đến nhiều khó khăn cho bị can bị cáo. Vậy những khó khăn đó là gì, làm sao khắc phục điều đó, thủ tục thuê luật sư bào chữa như thế nào, bài viết này sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề trên.

bao chua trong vu an hinh su Tự bào chữa trong vụ án hình sự Quyền của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

Theo Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khi tham gia vụ án hình sự, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để thực hiện quyền tự bào chữa của mình, bị can bị cáo có quyền:

  • Được biết nguyên nhân khởi tố; khởi tố với tộ danh gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ: để có thể đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội, có quyền khiếu nại, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại …
  • Trình bày lời khai khi tham gia phiên đối chất, phiên tòa, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu: giúp cơ quan điều tra tìm ra sự thật, chứng minh thêm cho lời khai của mình.
  • Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định.

Những khó khăn bị can, bị cáo gặp phải khi tự mình bào chữa tu minh bao chua Vấn đề thuê luật sư bào chữa và tự bào chữa

Việc tự bào chữa của bị can, bị cáo thường gặp phải nhiều khó khăn:

  • Bị can, bị cáo bị tạm giam không thể chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng cứ chứng minh cho lời khai của mình;
  • Không hiểu luật, không nắm vững thủ tục tố tụng hình sự dẫn đến bào chữa không tốt, quyền lợi của mình bị hạn chế;
  • Không nắm được hết quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo;
  • Các khó khăn khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.

Những khó khăn gặp phải khi tự bào chữa có thể khắc phục được thông qua thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo vì luật sư có kiến thức về pháp luật, không bị hạn chế về việc di chuyển tìm hiểu thông tin,… nên có thể giúp đỡ bị can, bị cáo rất tốt.

Chi phí thuê Luật sư bào chữa cho Bị can, bị cáo thuc hien bao chua trong vu an hinh su Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự Thủ tục thuê luật sư bào chữa

Căn cứ Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

  • Để bị can, bị cáo muốn thuê luật sư bào chữa cần phải làm đơn mời luật sư bào chữa.
  • Nếu như không có đơn thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, nếu có nhu cầu mời luật sư bào chữa, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều sẽ hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa.
  • Trong thời hạn từ 12-24 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
  • Trường hợp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân của họ để nhờ luật sư bào chữa.
  • Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của những người nêu trên có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến.

Tham khảo thêm tại:

Chi phí thuê luật sư bào chữa

Khi thuê luật sư để bào chữa cho thân chủ, người có nhu cầu có thể thỏa thuận với luật sư về việc trả phí theo các cách:

  • Phí cố định là thực hiện thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp;
  • Phí kết quả là thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.

Trên thực tế, tùy vào cụ thể, chi tiết, mức độ khó khăn của từng sự, vụ việc sẽ có mức phí thuê luật sư khác nhau.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Trên cơ sở một đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao trong pháp luật hình sự cũng như nắm vững thủ tục tố tụng hình sự, Long Phan PMT cam kết có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất, tận tâm với công việc:

  • Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án;
  • Bào chữa cho bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.

Công ty luật Long Phan PMT với tôn chỉ “ Uy tín-Tận tâm-Hiệu quả”, chúng tôi cam kết luôn đặt chữ “tín”lên hàng đầu, mang lại cho khách hàng sự an toàn tuyệt đối, nhất là đối với vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.

Trên đây là bài viết về vấn đề tự bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự của chúng tôi. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới pháp luật hình sự hoặc thủ tục hình sự thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới qua hotline 1900.63.63.87 trên website của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại