Chuyển đến nội dung chính

Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào

Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào?

Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự được quy định rải rác tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó luật sư được tiếp cận chứng cứ trong quá trình điều tra, truy tố và trong quá trình xét xử vụ án. Việc tiếp xúc với các hồ sơ sớm sẽ giúp cho quá trình bào chữa cho thân chủ thuận lợi. Kính mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để được làm rõ các vấn đề liên quan.

luat su bao chua duoc tham gia totung tu khi khoi to bi can Luật sư bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Quyền của Luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

Để bào chữa tốt nhất cho thân chủ, luật sư (với vai trò người bào chữa) có quyền tiếp cận tài liệu chứng cứ phục vụ để phác thảo bản biện hộ. Quyền này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), gồm:

  1. Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  2. Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can;
  3. Nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
  4. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  5. Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  6. Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  7. Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  8. Thu thập, đưa ra tài chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  9. Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  10. Các quyền khác tại Bộ luật này.

>>> Tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Luật sư tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào? Trong quá trình điều tra, truy tố lenh bat giu nguoi trong truong hop khan cap Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Trong quá trình này, luật sư được quyền:

  1. Gặp gỡ, tiếp xúc với bị can nhằm thu thập các chứng cứ hữu ích trong buổi trao đổi.
  2. Gặp bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về các vấn đề liên quan đến vụ án (khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015);
  3. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa (khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015)
  4. Tiếp cận các nguồn chứng cứ thông qua các buổi hỏi cung, biên bản tố tụng, v.v. theo thông báo của Viện kiểm sát(khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 183  BLTTHS 2015);
  5. Tiếp nhận các thông báo, bản cáo trạng, quyết định về việc truy tố của Viện kiểm sát theo khoản 2 Điều 240 Bộ luật này;
  6. Được đọc, ghi chép và sao chụp các tài liệu phục vụ cho quá trình bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  7. Tiếp cận các tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng

Dù thực hiện theo phương pháp nào, mục tiêu của việc thu thập chứng cứ, đặc biệt là những chứng cứ quan trọng, là nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không trái với đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

>>> Tham khảo bài viết: Luật sư được tham gia vào vụ án hình sự khi nào

Trong quá trình xét xử vụ án

Sau khi Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, luật sư có quyền:

  1. Tiếp xúc với bị cáo đang bị tạm giam tại phiên tòa (khoản 4 Điều 256 Bộ luật này);
  2. Được xem biên bản phiên tòa và yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. (khoản 4 Điều 258 Bộ luật này);
  3. Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (khoản 2 Điều 307 Bộ luật này);
  4. Tại phần xét hỏi, có quyền hỏi bị cáo về những chứng cứ và đồ vật liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự; (khoản 2 Điều 309 Bộ luật này);
  5. Được xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa (khoản 2 Điều 312 Bộ luật này);
  6. Được hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến vật chứng. (khoản 2 Điều 312 Bộ luật này).
  7. Các quyền khác có liên quan.

Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa, luật sư cần:

  • Khéo léo nêu và đặt câu hỏi sao cho hướng vào các tình tiết khách quan, chứng cứ có lợi cho thân chủ. Việc này đòi hỏi sự linh hoạt và ứng biến trong các tình huống diễn biến tại phiên tòa.
  • Vận dụng kiến thức pháp lý nhuần nhuyễn theo hướng có lợi nhất bảo vệ cho thân chủ nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan.
  • Phát hiện các tình tiết có tính chất mâu thuẫn bất hợp lý để chứng minh và bào chữa cho thân chủ.

Chi phí thuê luật sư bảo vệ cho bị can, bị cáo

Chi phí thuê luật sư được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, phù hợp với nhu cầu và tính chất vụ việc. Quý khách có thể lựa chọn các gói dịch vụ: (1) Tư vấn theo giờ; (2) Tư vấn theo vụ việc hoặc (3) Tư vấn trọn gói.

Tùy vào mỗi gói dịch vụ và tính chất vụ việc, sự tham gia của luật sư cũng có sự khác nhau. Việc này cũng tác động đến mức phí dịch vụ tại công ty chúng tôi.

luat su can chuan bi cac bieu mau lien quan cho viec tranh tung Luật sư cần chuẩn bị các biểu mẫu liên quan cho việc tranh tụng

Sự khác nhau đó được xác định trên nhiều yếu tố:

  • Mức độ phức tạp của công việc;
  • Thời hạn nghiên cứu và xử lý hồ sơ của luật sư;
  • Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng Luật sư;
  • Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Chi phí thuê luật sư thường bao gồm các khoản sau:

  1. Phí Nhà nước: bao gồm các khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí cần nộp cho Tòa án; phí thẩm định giá, phí yêu cầu thi hành án.
  2. Phí công tác: gồm phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc, cụ thể là chi phí cho các phương tiện, ăn nghỉ ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn làm việc.
  3. Thù lao luật sư: Được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, và ghi nhận chi tiết trong Hợp đồng dịch vụ theo giờ.
  4. Phí dịch vụ tư vấn theo giờ: Dành cho các trường hợp khách hàng được tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư.
  5. Thuế VAT và các chi phí, lệ phí khác (nếu có)

Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc thanh toán trực tiếp.

Biểu phí luật sư sẽ được chuyên viên pháp lý giới thiệu và tư vấn cho thân chủ, phù hợp với yêu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.

Lưu ý:

Các đối tượng sau thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền án phí:(điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH)

  • Trẻ em;
  • Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
  • Người cao tuổi;
  • Người khuyết tật;
  • Người có công với cách mạng;
  • Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự không phải nộp tạm ứng án phí (khoản 1 và 2 Điều 22 Nghị quyết này).

Cam kết chất lượng dịch vụ

Với mong muốn đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, công ty Luật Long Phan PMT đã triển khai đa dạng các phương thức tư vấn khác nhau. Điều này giúp khách hàng kết nối với đội ngũ chuyên gia dễ dàng hơn bao giờ hết.

Với quy trình tiếp nhận tinh gọn và cơ động, đội ngũ chuyên viên pháp lý sẽ ghi nhận, lắng nghe yêu cầu và góp ý đến từ phía khách hàng.

Chúng tôi sẽ sắp xếp các khung giờ tư vấn phù hợp cho lịch trình của Quý khách hàng và luật sư. Để giúp Quý khách thuận tiện thu xếp, Quý khách hãy để lại thông tin liên lạc và yêu cầu tư vấn tại số hotline bên dưới của chúng tôi.

Phương châm của chúng tôi là “Lấy uy tín làm đầu, sống chết vì chữ tín”, chúng tôi cam kết:

  • Nỗ lực tối đa để hoàn thành công việc mà khách hàng giao phó.
  • Ghi nhận và phản hồi thông tin của khách hàng trong thời gian sớm nhất;
  • Mọi thông tin của khách hàng đều được giữ kín, nhằm đảm bảo tính bảo mật trước, trong và sau khi tranh tụng.
  • Hoàn thành công việc đúng thời hạn cam kết;
  • Hạch toán chi phí, lệ phí minh bạch, đầy đủ.
  • Hỗ trợ kịp thời qua tất cả các phương tiện liên lạc nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cho Quý khách hàng cách luật sư tiếp cận các tài liệu, chứng cứ trong một vụ án hình sự. Trường hợp Quý khách cần dịch vụ luật sư bào chữa nhưng còn do dự, phân vân, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87.

Mọi ý kiến của Quý khách sẽ được ghi nhận và giải đáp. Đây cũng là kênh thông tin phổ biến giúp cho khách hàng đặt lịch hẹn với luật sư tư vấn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả