Chuyển đến nội dung chính

Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?

Bị can có được thay đổi lời khai hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, không phải lúc nào cơ quan tiến hành tố tụng cũng tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật về lấy lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho độc giả một số chỉ dẫn pháp lý hữu ích.

viec lay loi khai nen co su tham gia cua luat su Việc lấy lời khai nên có sự tham gia của luật sư Chứng cứ trong vụ án hình sự bao gồm những gì?

Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ xác định xem có hành vi phạm tội hay không và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục được Bộ luật tố tụng hình sự quy định từ những nguồn sau đây:

  • Vật chứng;
  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử;
  • Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

Lưu ý, việc triệu tập bị can lấy lời khai phải có giấy triệu tập của cơ quan điều tra.

luat su duoc quyen tham gia to tung tu giai doan dieu tra Luật sư được quyền tham gia tố tụng từ gia đoạn điều tra Lời khai có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vụ án hình sự Thủ tục lấy lời khai bị can

  1. Điều tra viên tiến hành lấy lời khai ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
  2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, ĐTV phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
  3. Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người. Có thể cho bị can viết bản tự khai.
  4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc khi xét thấy cần thiết.
  5. Mỗi lần lấy lời khai đều phải lập biên bản. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc và ký xác nhận vào từng trang.

Chú ý, pháp luật nghiêm cấm việc mớm cung, sử dụng bức cung, nhục hình khi lấy lời khai hoặc tự ý sửa chữa, thay đổi nội dung lời khai trai luật.  

Thủ tục thay đổi lời khai của bị can

Điều 184 BLTTHS 2015 quy định việc sửa chữa, bổ sung lời khai trong biên bản phải được tiến hành trước khi kết thúc buổi hỏi hỏi cung. ĐTV và bị can phải ký xác nhận vào vị trí được sửa chữa, bổ sung đó. Ngoài ra, bị cáo có cũng quyền thay đổi lời khai tại phiên xét xử ở Tòa án.

luat su se giup gi cho than chu trong qua trinh giai quyet vu an hinh su Luật sư sẽ giúp gì cho thân chủ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo Tham gia hỏi cung bị can

Luật sư bào chữa được quyền:

  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can;
  • Nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi bị can;
  • Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi bị can;
  • Xem và ký xác nhận biên bản hỏi cung có sự tham gia của mình. Biên bản phải ghi rõ câu hỏi của Luật sư và câu trả lời của bị can.

>>> Xem thêm:

Mẫu đơn kêu oan

Mẫu đơn nhờ Luật sư bào chữa

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa

Tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa

Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

Sau đó hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo khi có căn cứ cho rằng bản án được tuyên chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

>>> Xem thêm:

Gây tai nạn giao thông chết người bào chữa thế nào?

Kêu oan vụ án giết người

Trên đây là nội dung tư vấn giải quyết vụ án hình sự của chúng tôi. Nếu quý khách hàng gặp phải khó khăn khi tham gia quá trình tố tụng hoặc cần hỗ trợ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư hình sự qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại