Chuyển đến nội dung chính

Hướng giải quyết khi người vay nợ bỏ trốn được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Hướng giải quyết khi người vay nợ bỏ trốn

Hướng giải quyết khi người vay nợ bỏ trốn

Người vay nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ là tình huống pháp lý rất dễ gặp phải. Khi đó, chủ nợ cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nhưng không vi phạm quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn hướng giải quyết khả dĩ nhất cho bạn đọc.  

huong giai quyet khi nguoi vay no bo tron Giải quyết ra sao khi con nợ bỏ trốn? Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả nợ

  • Khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cho bên kia tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định;
  • Nếu tài sản vay là tiền thì phải trả đủ tiền, nếu là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ khi có thỏa thuận thanh toán bằng hình thức khác;
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay;
  • Bên cho vay có quyền yêu cầu người vay nợ trả lãi theo đúng thỏa thuận và lãi chậm trả tương ứng số tiền chưa thanh toán.

>>> Xem thêm: Làm thế nào khi khách hàng không chịu thanh toán công nợ?

giai quyet nguoi vay no bo tron Người cho vay có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự Khởi kiện tại Tòa án Thời hiệu khởi kiện

Khoản 3 Điều 150 và Điều 429 BLDS 2015 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc cho vay là 03 năm, kể từ thời điểm người cho vay biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hết thời hạn này mà không khởi kiện thì mất quyền khởi kiện.

Thủ tục khởi kiện

  1. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại TAND có thẩm quyền. Trong đơn phải ghi rõ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện.
  2. Nếu hồ sơ khởi kiện hợp lệ và vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thực thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.
  3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và giao biên lai lại cho Tòa án.
  4. Thẩm phán thụ lý kể từ thời điểm nhận được biên lai thu tiền tjam ứng án phí.
  5. Thời hạn chuẩn bị xét xử theo luật định là 06 tháng, kể từ thời điểm thụ lý vụ án.

 >>> Xem thêm:

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Mẫu đơn yêu cầu độc lập

Mẫu đơn phản tố

huong dan giai quyet nguoi vay no bo tron Có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an nếu có dấu hiệu tội phạm Tố cáo, yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174 BLHS 2015 quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối (như cung cấp thông tin, chứng từ giả tạo…) nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể phải đối mặt với mức hình phạt tối đa là tù chung thân.

>>> Xem thêm:

Khung hình phạt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nhân viên cũ lừa đảo giải quyết thế nào?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Điều 175 BLHS 2015 quy định người nào có hành vi vay tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc cố tình không trả nợ dù có khả năng kinh tế thì có thể bị phạt tù từ tối thiểu 06 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.

>>> Xem thêm:

Cách thức xử lý khi bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Quy trình giải quyết đơn tố cáo

  1. Ngay khi nhận thấy người vay nợ có dấu hiệu cố tình bỏ trốn khỏi nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì chủ nợ có quyền làm Đơn tố cáo hành vi lừa đảo/lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gửi đến cơ quan Công an.
  2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ thời điểm nhận đơn, cơ quan CA tiến hành xác minh và ra quyết định thụ lý đơn tố cáo.
  3. Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trong thời hạn này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập thông tin, ý kiến giải trình; ban hành và xử lý kết luận nội dung tố cáo.
  4. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì hồ sơ sẽ được chuyển đến  Cơ quan điều tra để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn cách thức đòi nợ của chúng tôi. Nếu quý độc giả còn điều gì băn khoăn hoặc cần trợ giúp trong quá trình tham gia tố tụng vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư pháp lý qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng giải quyết khi người vay nợ bỏ trốn

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả