Chuyển đến nội dung chính

Thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm

Thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm

Thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh được pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Để tránh các thủ tục rườm rà/tốn kém, chủ cơ sở phải nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tư vấn hữu ích cho bạn đọc.

thudang ky an toan ve sinh thuc pham Kiểm tra an toàn thực phẩm Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thuộc về:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bộ trưởng Bộ Công thương

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mau giay chung nhan Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, quy trình cấp giấy chứng nhận được tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

  • Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thoi han cua giay chung nhan Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận là 3 năm

Căn cứ theo Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010, thời hạn hiệu lực được quy định như sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy trình trên

Lệ phí đăng ký

  • Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng
  • Phí thẩm xét hồ sơ, phí thẩm định nơi sản xuất kinh doanh của cơ sở khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép từ 700.000 đến 3.000.000 đồng

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tư vấn cụ thể cho khách hàng về điều kiện được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng
  • Cập nhật liên tục quá trình thực hiện và trao đổi với khách hàng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan tới thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn đọc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc cần hỗ trợ pháp lý về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả