Chuyển đến nội dung chính

Đánh người gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố hình sự không được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Đánh người gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố hình sự không

Đánh người gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố hình sự không ?

Đánh người gây thương tích là hành vi phạm tội bị Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung) 2017 cấm và sẽ bị khởi tố hình sự nếu gây ra thương tích trên 11%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đánh người gây thương tích dưới 11% vẫn sẽ bị khởi tố hình sự. Vậy trường hợp nào bị khởi tố, bài viết sẽ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.

danh nguoi gay thuong tich duoi 11 bi vi pham gi Đánh người gây thương tích là hành vi bị cấm bởi Bộ luật Hình sự Quy định pháp luật liên quan tới đánh người gây thương tích Khái niệm đánh người gây thương tích

Đánh người gây thương tích là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Tùy vào mức độ gây thương tích khác nhau thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức độ khác nhau.

Về cơ bản, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại từ 11% trở lên thì người có hành vi gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, dù tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn sẽ bị khởi tố hình sự vì tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tới xã hội của hành vi.

Xác định tỷ lệ tổn thương đối với cơ thể

Tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định trên cơ sở Điều 205, 206 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 hay cụ thể hơn là theo phương pháp xác định tổn thương cơ thể được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể dựa trên phương pháp cộng các phần tỷ lệ % tổn thương cơ thể khác nhau được quy định tại bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Lưu ý: thương tích và thương tật trong vụ án hình sự là hai khái niệm khác nhau:

  • Thương tích: tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.
  • Thương tật: những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị.

Dù hai khái niệm khác nhau nhưng cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể đều dựa vào Thông tư 22/2019/TT-BYT để tiến hành giám định.

Mức xử phạt đối với hành vi này

Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, bất kì chủ thể nào thực hiện hành vi này đều sẽ phải chịu mức xử phạt khác nhau tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể mà người bị đánh phải chịu:

  • Tỷ lệ từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Tỷ lệ từ 31% – 60%: phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;
  • Tỷ lệ từ 61% trở lên: tùy vào mức độ NGUY HIỂM và tỷ lệ thương tổn cơ thể trên thực tế để áp dụng mức xử phạt tương ứng: từ 07 năm – 20 năm hoặc tù chung thân.

Khi nào gây thương tích dưới 11% bị khởi tố hình sự ? truy cuu trach nhiem hinh su voi hanh vi danh nguoi Cố tình tấn công vào các bộ phận trọng yếu dù không gây thương tật nhưng vẫn sẽ bị khởi tố hình sự

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), các trường hợp đánh người gây thương tích dưới 11% vẫn bị khởi tố hình sự:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Các hành vi này này được xác định căn cứ trên mức độ nguy hiểm của hành vi, gây ra những hậu quả lớn cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến người bị hại và xã hội.

Thủ tục khởi tố hình sự với hành vi đánh người gây thương tích dưới 11% trinh tu tien hanh khoi to hinh su toi danh nguoi Luật pháp không bao giờ khoan nhượng đối với các hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người khác

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, căn cứ để khởi tố hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến “sức khỏe” người khác:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Như vậy, khi có tố giác về tội phạm từ cá nhân, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước thẩm quyền về hành vi đánh người gây thương tích thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ phải tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh.

Nếu hành vi đánh người gây thương tích được giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi này.

Đây là bài viết tư vấn về hành vi cố ý gây thương tích trong luật Hình sự của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline của Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Đánh người gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố hình sự không ?

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại