Chuyển đến nội dung chính

Say rượu gây tai nạn giao thông làm chết người thì phạm tội gì?


Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì phạm vào tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự.



1. Yếu tố cấu thành tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

1.1 Khách thể của tội phạm.
Hành vi phạm tội xâm phạm đến sự an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản của nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.
1.2 Mặt khách quan của tội phạm.
      Trong trường hợp này, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi sử dụng rượu bia, say xỉn. Vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn giao thông đường bộ. Đây là tội có cấu thành vật chất nên hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra hậu quả  về tính mạng, sức khỏe, tài sản mới đủ yếu tố để cấu thành tội này.
1.3 Mặt chủ quan của tội phạm.
      Tội này được thực hiện với lỗi vô ý. Nội dung của lỗi thể hiện qua việc sử dụng rượu bia dẫn tới say xỉn, tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến hậu quả làm chết người.
1.4 Chủ thể của tội phạm.
      Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.

2. Hình phạt đối với Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

      Đối cới loại tội phạm này, hình phạt được áp dụng theo khung quy định trong bộ luật Hình sự tùy theo mức độ vi phạm cũng như hậu quả gây ra trên thực tế. Hình phạt được áp dụng nhẹ nhất từ mức phạt tiền đối với những hành vi gây hậu quả ít nghiêm trọng. Đối với những hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết nhiều người thì có thể bị phạt tù lên tới 15 năm theo quy định tại Điều 260 BLHS.

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi phạm tội.

Hành vi say rượu gây tai nạn chết người theo quy định tại điều 260 BLHS, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm hại đến tính mạng của người khác theo quy định của BLDS cụ thể tại Điều 591 BLDS:
1.Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
·         Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
·         Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
·         Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
·         Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề say rượu gây tai nạn giao thông làm chết người bị tội gì. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Qúy bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả