Chuyển đến nội dung chính

Người phạm tội là con liệt sĩ có được giảm án không?


Khi đưa ra quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ. Nhiều thắc mắc xoay quanh về người phạm tội có mối quan hệ với liệt sĩ thì có được giảm nhẹ hình phạt không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề  “Người phạm tội là con liệt sĩ có được giảm án không?”

1. Đối tượng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ”

Theo quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì tình tiết người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó:

Người có công với cách mạng:

·         Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
·         Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
·         Liệt sĩ;
·         Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
·         Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
·         Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
·         Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
·         Bệnh binh;
·         Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
·         Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
·         Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
·         Người có công giúp đỡ cách mạng.

Cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ:

·         Cha, mẹ: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi;
·         Vợ, chồng: hợp pháp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
·         Con: con đẻ, con nuôi.
Như vậy, nếu người phạm tội là con của liệt sĩ thì được xem xét tình tiết giảm nhẹ trên khi Tòa án quyết định hình phạt.

2. Mức giảm nhẹ được quy định như thế nào?


Mỗi điều luật trong BLHS 2015 quy định khung hình phạt có mức tối thiểu và tối đa tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm.
Khi đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, nếu bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là con của liệt sĩ thì có thể được xử phạt ở các mức thấp trong khung hình phạt đó.
Tuy nhiên, Tòa án có thể xử phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nếu có lý do và phải tuân theo những quy định tại Điều 54 BLHS 2015, cụ thể:
·         Quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn: người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định của BLHS 2015
·         Quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật: người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
·         Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn trong trường hợp có đủ các điều kiện ở hai trường hợp trên nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung: “Người phạm tội là con liệt sĩ có được giảm án không?”. Quý bạn đọc có phát sinh thắc mắc hoặc cần hỗ trợ bất cứ dịch vụ pháp lý nào, xin vui lòng gọi ngay đến hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại