Chuyển đến nội dung chính

Cách xác định tuổi trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Cách xác định tuổi trong vụ án hình sự

Cách xác định tuổi trong vụ án hình sự

Việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự rất quan trọng. Nó quyết định một người phạm tội có chịu trách nhiệm hình sự hay không. Công ty luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách xác định tuổi trong vụ án hình sự qua bài viết sau.

Xac dinh do tuoi theo quy dinh phap luat Việc xác định độ tuổi có ý nghĩa cực kì quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự 1.   Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi rất quan trọng trong pháp luật hình sự. Bởi nó thể hiện quan điểm của nhà nước về xử lý tội phạm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015).

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.

Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự

  • Là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định việc có truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người phạm tội trong một số trường hợp theo luật định;
  • Bảo đảm được sự công bằng giữa người bị buộc tội với người bị hại theo nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Tố tụng hình sự là “bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật”.

2.   Căn cứ xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự Viec xac dinh do tuoi phai dua vao nhung can cu nao? Phiên tòa có người bị buộc tội dưới 18 tuổi

Việc phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH và Điều 417 BLTTHS 2015.

Cách xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:

Việc xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Để xác định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng MỌI BIỆN PHÁP để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của họ căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Giấy chứng sinh; 
  • Giấy khai sinh; 
  • Chứng minh nhân dân; 
  • Thẻ căn cước công dân; 
  • Sổ hộ khẩu; 
  • Hộ chiếu. 

Các chứng cứ đó phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật.

Trường hợp các chứng cứ trên có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với cá nhân, tổ chức có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó. 

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2, 3 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ như sau:

  • Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
  • Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
  • Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh. 
  • Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
  • Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định độ tuổi để xác định tuổi và lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ khi chỉ xác định được khoảng độ tuổi bị can, bị cáo, bị hại.

3.   Thời điểm tính tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự

Thời điểm tính tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự như sau:

  • Thời điểm xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại được tính ngay khi thực hiện hành vi phạm tội.
  • Trường hợp hành vi phạm tội kéo dài và liên tục, có nhiều hành vi được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, khi xác định độ tuổi thực hiện hành vi phạm tội có thể gặp trường hợp có hành vi thực hiện khi chưa đủ tuổi, có hành vi thực hiện khi đã đủ tuổi thì lấy độ tuổi ở hành vi cuối để tính tuồi.
  • Trường hợp khi xác định độ tuổi của người phạm tội có tính chất liền kề thì tách các hành vi ở từng độ tuổi để xem xét và sẽ tính tuổi theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội.

4.   Tầm quan trọng của luật sư trong việc phối hợp xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự  Luật sư hỗ trợ việc xác định độ tuổi bị can, bị can, bị hại

Trong vụ án hình sự, việc xác định độ tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định khi không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh và không xác định được chính xác ngày, tháng, năm xảy ra hành vi phạm tội đặc biệt đối với những án mạng không xác định chính xác được thời điểm gây án.

  • Trường hợp này, khi có luật sư hỗ trợ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại;
  • Hỗ trợ bị can, bị cáo, bị hại tìm ra chính xác thời điểm gây án theo hướng có lợi cho hơn cho người phạm tội, người bị hại.

Trên đây là bài viết cách xác định tuổi trong vụ án hình sự. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc được tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Cách xác định tuổi trong vụ án hình sự

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Bài viết nói về: Hà Ngọc Tuyền – Luật Long Phan PMT

Nguồn: Công ty Luật Long Phan PMT

Tác giả: Hà Ngọc Tuyền

January 08, 2020 at 10:00AM



/Hangoctuyen/Tai Nguyen/Luat Hinh Su
Xem thêm Google Doc Hangoctuyen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả