Chuyển đến nội dung chính

Siết tài sản tại sao lại bị khởi tố tội cướp ?


Trong hoạt động giao dịch đời sống hằng ngày, không khó bắt gặp những trường hợp trong những hợp đồng vay, do nhiều điều kiện không thể thanh toán được nợ, chủ nợ thường lựa chọn những hành xử không phù hợp như tự ý cấn trừ tài sản của con nợ trong việc thanh toán không có sự đồng ý từ người vay. Hành vi này thường xuyên đi kèm theo một loạt các hành vi kế tiếp nhau như gây rối, đe dọa,… nhằm loại bỏ khả năng kháng cự của người vay trong việc chiếm giữ tài sản. Vậy những hành vi ấy có cấu thành tội cướp tài sản?
siết tài sản tại sao lại bị khởi tố tội cướp 

1. Tội cướp tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015 có quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”
2. Các yếu tố cấu thành của tội cướp tài sản.
Chủ thể: Chủ thể đối với tội này là chủ thể thường. Chỉ cần đáp ứng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.
Khách thể: Khi thực hiện hành vi cướp tài sản, mục đích của người phạm tội hướng đến là tác động lên tài sản và xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Tuy nhiên trước khi thực hiện hành vi này, người phạm tội phải tác động lên thân thể người đang quản lý tài sản, qua đó tác động đến quan hệ về nhân thân. Sự kết hợp đồng thời hai quan hệ xã hội này mới phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm của hành vi của người phạm tội. Đây đồng thời là hai quan hệ mà pháp luật Việt Nam nói chung cũng như Luật Hình sự nói riêng ra sức bảo vệ.
Chủ quan: Được thể hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản – là dấu hiệu phân biệt đối với một số loại tội cùng tác động tác động đến nhân thân như Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích, Tội hiếp dâm,… Ngoài ra, thực tế xét xử, Tòa án cũng coi là đã có “mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản” trong trường hợp người phạm tội đã hoặc đang chiếm đoạt được tài sản bằng các thủ đoạn khác thì bị giành lại nên đã dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản đó. Đây được xem là những trường hợp chuyển hóa tội danh trong khoa học pháp lý hình sự đối với các tội trong Chương xâm phạm quyền sở hữu.
Khách quan: Hành vi khách quan của tội cướp là có cấu thành cắt xén. Nếu người phạm tội đủ điều kiện thỏa một trong các hành vi sau đây thì đã được xem là thỏa về mặt khách quan của tội này. Đồng thời không bắt buộc là người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa? hoàn trả tài sản lại hay chưa?:
Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất nhằm tấn công con người (có thể là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản hoặc bất kì các chủ thể nào mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình) đoạt nhằm loại trừ sức phản kháng, chống cự, tê liệt ý chí của nạn nhân nhằm chiếm đoạt được tài sản. Hành vi này có thể đi kèm hoặc không đi kèm việc sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng,…
Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực tức thời nhằm làm cho người bị đe dọa không dám chống cự. Theo đó người bị đe dọa dùng vũ lực hiểu rằng nếu họ có hành vi chống trả lại hoặc không thỏa mãn yêu cầu của người đe dọa thì tính mạng, sức khỏe của họ có thể bị đe dọa xâm phạm ngay lập tức. Mức độ “ngay tức khắc” được căn cứ vào nội dung và hình thức đe dọa; tương quan lực lượng hai bên; hoàn cảnh; không gian và thời gian; cùng các yếu tố khác,… Điều kiện này rất quan trong vì nhằm phân biệt đối với Tội cưỡng đoạt tài sản.
Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Đây được hiểu là những thủ đoạn đưa nạn nhân vào tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản bằng việc tác động vào chính nạn nhân (mặt cơ thể) như đánh thuốc mê, đầu độc, dàn cảnh làm nạn nhân vấp ngã,…
Siết tài sản là gì

3. Siết tài sản là gì?
Siết tài sản được hiểu là hành vi người chủ nợ hay người được chủ nợ ủy quyền thực hiện, thực hiện các hành vi khác nhau nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản để cấn trừ nợ của người đi vay, và việc này được thực hiện trái với ý muốn của người vay tiền.
4. Siết nợ có được coi là tội cướp tài sản không?
Tùy thuộc vào hành vi mà các chủ thể đó sử dụng thì mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như loại tội danh mà họ cấu thành cũng có thể khác nhau. Nếu có hành vi dùng vũ lực, hoặc việc đe dọa là ngay tức khắc bằng các hành vi của mặt khách quan được liệt kê trên thì có thể cấu thành Tội cướp tài sản. Còn nếu hành vi là việc đe dọa (nhưng không sử dụng ngay tức khắc) nhằm tác động uy hiếp đến tinh thần của người vay thì có thể phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.
5. Các hình thức chế tài của tội cướp tài sản.
Theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015 thì chế tài đối với tội cướp được quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Trên đây là toàn bộ các quan điểm về “Siết tài sản tại sao bị khởi tố tội cướp?” . Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, xin vui lòng gọi ngay đến hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong trường hợp nào? Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại  nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của bị hại . Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định khởi tố vụ án hình sự  mà việc khởi tố  được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Vậy những trường hợp nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc. Khi nào được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại? Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định khoản 1 các điều sau trong Bộ luật Hình sự: Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự  được pháp luật quy định cụ thể như thế nào khi xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan có thẩm quyền  sẽ ra quyết định khởi tố vụ án . Hãy cùng   Luật sư hình sự   thông qua bài viết dưới đây để làm rõ thêm nội dung của quy định trên. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Tố giác của cá nhân Việc khởi tố vụ án  hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm. Tố giác về tội phạm là việc cá nhận phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền  (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật TTHS 2015). Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự được thêm từ Google Docs Hangoctuyen

Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự Chứng cứ   có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vụ án hình sự , là căn cứ để người có thẩm quyền xác định có hay không hành vi phạm tội. Vậy thì chứng cứ và quyền yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự  được quy định như thế nào? Hãy cùng   Luật sư hình sự   tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Chứng cứ trong vụ án hình sự >>>Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự Vật chứng Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Bộ luật TTHS 2015) thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Việc thu thập  vật chứng phải được tiến hành kịp thời, đầy đủ, mô tả