Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2019

Siết tài sản tại sao lại bị khởi tố tội cướp ?

Trong hoạt động giao dịch đời sống hằng ngày, không khó bắt gặp những trường hợp trong những hợp đồng vay, do nhiều điều kiện không thể thanh toán được nợ, chủ nợ thường lựa chọn những hành xử không phù hợp như tự ý cấn trừ tài sản của con nợ trong việc thanh toán không có sự đồng ý từ người vay. Hành vi này thường xuyên đi kèm theo một loạt các hành vi kế tiếp nhau như gây rối, đe dọa,… nhằm loại bỏ khả năng kháng cự của người vay trong việc chiếm giữ tài sản. Vậy những hành vi ấy có cấu thành tội cướp tài sản? siết tài sản tại sao lại bị khởi tố tội cướp  1. Tội cướp tài sản là gì? Theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015 có quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” 2. Các yếu tố cấu thành của tội cướp tài sản. Chủ thể: Chủ thể đối với tội này là chủ thể thường. Chỉ cần đáp ứng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.

Tội danh nào có đơn bãi nại thì sẽ không bị khởi tố?

Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố hành vi có dấu hiệu tội phạm nhằm xác định có hay không hành vi phạm tội. Pháp luật hình sự Việt Nam loại trừ một số trường hợp không bị khởi tố dù hành vi phạm tội thực chất đã thực hiện khi có đơn bãi nại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và có những nhầm lẫn khi xác định những tội danh và điều kiện để được bãi nại. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày rõ về vấn đề trên. Đơn bãi nại là gì Đơn bãi nại là gì? Thuật ngữ “Đơn bãi nại” không được định nghĩa cụ thể trong các quy định pháp luật hình sự Việt Nam, có thể được hiểu đơn giản là một loại đơn mà người có quyền làm đơn thực hiện quyền của mình với nội dung: rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự, nghĩa là không còn tiếp tục khởi kiện nữa. Người có quyền viết đơn bãi nại? Chủ thể có quyền viết đơn bãi nại: ·          Người bị hại; ·          Người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi; ·          Người đại